ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM NƯỚC TIỂU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Lê Hạ Long Hải1,2, Nguyễn Văn An3,
1 Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh phân lập từ bệnh phẩm nước tiểu tại Bệnh viện Quân y 103 từ 9/2022 đến 3/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 9/2022 đến 3/2023. Biến số nghiên cứu gồm: kết quả nuôi cấy và định danh vi khuẩn, kết quả kháng sinh đồ. Kết quả: Vi khuẩn Escherichia coli kháng cao nhất với ampicillin (86,67%); tiếp đến là trimethroprim/ sulfamethoxazole (66,67%). Ngược lại, E. coli nhạy cảm cao nhất với ertapenem (100%), nitrofurantoin (97,78%), amikacin (95,56%). Klebsiella spp. kháng hoàn toàn với các kháng sinh ampicillin; ceftazidime; cefotaxime. Klebsiella spp. kháng thấp nhất với amikacin (25,00%). Pseudomonas aeruginosa kháng rất cao với hầu hết các kháng sinh thử nghiệm, tỉ lệ kháng dao động trong khoảng từ 85,71% đến 89,66%. Enterococcus spp. kháng 100,00% với các kháng sinh amikacin, oxacillin, tobramycin; Ngược lại, vi khuẩn này nhạy cảm hoàn toàn (100%) với linezolid, tigecyline, teicoplanin và còn nhạy cảm cao với vancomycin (96,55%). Tỉ lệ các chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh rất cao ở một số vi khuẩn Klebsiella spp. (95,83%), P. aeruginosa (86,21%), E. coli (77,78%). Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu cao, đặc biệt là K. pneumoniae spp. và P. aeruginosa. Tỉ lệ chủng đa kháng rất cao ở các vi khuẩn E. coli, K. pneumoniae spp. và P. aeruginosa. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy sự cần thiết tiến hành các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để hạn chế lan truyền vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. L. Flores-Mireles, et al., Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment options. Nat Rev Microbiol (2015). 13(5), 269-84.
2. D. Rozenkiewicz, et al., Clinical and Economic Impact of Community-Onset Urinary Tract Infections Caused by ESBL-Producing Klebsiella pneumoniae Requiring Hospitalization in Spain: An Observational Cohort Study. Antibiotics (Basel) (2021). 10(5).
3. M. Mahony, et al., Multidrug-resistant organisms in urinary tract infections in children. Pediatr Nephrol (2020). 35(9), 1563-1573.
4. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook. 2016: ASM Press.
5. Clinical Lab Standards Institute, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing (M100). 33 ed. 2023: Clinical Lab Standards Institute.
6. Trần Thị Mộng Lành, Trần Quốc Huy, Lý Ngọc Trâm, Lê Văn Chương, Trần Duy Thảo Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và kháng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năn 2021. Tạp chí Y học Việt Nam (2023). 523, 256-261.
7. Phạm Minh Hưng, Phạm Hiền Anh, Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giai đoạn 2018-2019. Tạp chí Y dược lâm sàng 108 (2022). 17, 156-163.
8. Lê Thị Ánh Hồng, Lê Mai Thanh, Dương Kim Tuấn, Nguyễn Thị Bắc, Lê Văn Thu, Lê Nguyễn Minh Hoa, Trần Anh Đào, Đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2022. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam (2023). 3.