NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM MAP (ASH) TRONG TIÊN LƯỢNG CHẢY MÁU TIÊU HÓA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN, TĨNH MẠCH PHÌNH VỊ Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

Nguyễn Thị Huyền Trang1, Trần Thị Ánh Tuyết1, Nguyễn Văn Mạnh1, Trần Tùng Lâm1, Nguyễn Anh Tuấn1, Đinh Trường Giang1, Nguyễn Thị Huế1, Mai Thị Hoài1, Mai Thanh Bình1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của thang điểm MAP (ASH) trong tiên lượng tái chảy máu sớm và tử vong nội viện của chảy máu tiêu hóa (CMTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ), tĩnh mạch phình vị (TMPV) ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không nhóm chứng, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 197 bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH  do vỡ giãn TMTQ, TMPV điều trị tại Viện điều trị các bệnh Tiêu hóa – Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023. Tính điểm MAP (ASH) và đối chiếu với tỷ lệ tái chảy máu sớm và tử vong nội viện, so sánh giá trị tiên lượng với thang điểm Child-Pugh và AIMS65. Kết quả: Điểm MAP (ASH) trung bình là 3,64 ± 1,68; thang điểm MAP (ASH) có giá trị tiên lượng tốt đối với tử vong nội viện, với AUROC 0,812, KTC 95%:0,704-0,920 (p<0,01), tại điểm cắt 5 có độ nhạy 55,6%, độ đặc hiệu 92,2%; có giá trị tiên lượng khá đối với tái chảy máu sớm, với AUROC 0,787, KTC 95%: 0,659-0,916 (p <0,01), tại điểm cắt 4 có độ nhạy là 71,4%, độ đặc hiệu 78,1%. Thang điểm MAP(ASH) dường như có giá trị tiên lượng tái chảy máu sớm tốt hơn Child-Pugh; trong tiên lượng tử vong nội viện không có sự khác biệt giữa 3 thang điểm. Kết luận: MAP(ASH) là thang điểm có giá trị trong tiên lượng nguy cơ tái chảy máu và tử vong nội viện ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH do vỡ giãn TMTQ, TMPV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Tú Hương, et al., Giá trị thang điểm MAP(ASH) trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Y học Cộng đồng, 2023. 76: p. 412-417.
2. Võ Duy Thông, Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan báng bụng. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 2016. 20: p. 307–312.
3. de Franchis, R., et al., Baveno VII - Renewing consensus in portal hypertension. J Hepatol, 2022. 76(4): p. 959-974.
4. Garcia-Tsao, G., et al., Portal hypertensive bleeding in cirrhosis: Risk stratification, diagnosis, and management: 2016 practice guidance by the American Association for the study of liver diseases. Hepatology, 2017. 65(1): p. 310-335.
5. Li, Y., et al., Comparisons of six endoscopy independent scoring systems for the prediction of clinical outcomes for elderly and younger patients with upper gastrointestinal bleeding. BMC Gastroenterol, 2022. 22(1): p. 187.
6. Liver., E.A.f.t.S.o.t., EASL Clinical Practice Guidelines for the management of patients with decompensated cirrhosis. J Hepatol, 2018. 69(2): p. 406-460.
7. Redondo-Cerezo, E., et al., MAP(ASH): A new scoring system for the prediction of intervention and mortality in upper gastrointestinal bleeding. J Gastroenterol Hepatol, 2020. 35(1): p. 82-89.
8. Zou, D., et al., Albumin-bilirubin score for predicting the in-hospital mortality of acute upper gastrointestinal bleeding in liver cirrhosis: A retrospective study. Turk J Gastroenterol, 2016. 27(2): p. 180-6.