TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Trần Thị Như Ý1,, Lê Quốc Dũng2, Nguyễn Trọng Nhân3, Trần Thị Thúy3, Trần Công Bằng4, Cao Mạnh Hùng5
1 Đại học Trà Vinh
2 Cao đẳng Y tế Đồng Tháp
3 Bệnh viện Chợ Rẫy
4 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Trà Vinh
5 Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh học của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 357 sinh viên điều dưỡng các khóa 2019, 2020, 2021, 2022 đang học tại trường Đại học Trà Vinh trong khoảng thời gian từ tháng 05 năm 2023 đến tháng 07 năm 2023, thỏa các tiêu chí chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Sinh viên có độ tuổi trung bình là 20,4±1,3. Nữ giới chiếm 83,2%. Trong đó, 52,7% có tình trạng dinh dưỡng bình thường, 28%  thiếu năng lượng trường diễn và 19,3% thừa cân-béo phì. Các chỉ số sinh học trung bình của sinh viên điều dưỡng trong giới hạn bình thường chiếm đa số bao gồm tỷ lệ mỡ cơ thể (23,87 ± 6,26), mức mỡ nội tạng (3,39 ± 2,91) và tỷ lệ cơ xương (30,58 ± 4,46). Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng và các chỉ số sinh học của sinh viên điều dưỡng là một vấn đề cần được quan tâm, sinh viên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Huy Hùng, “Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng mắc một số bệnh mạn tính ở cán bộ thuộc ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Lai Châu quản lý, năm 2019”, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.
2. Chu Anh Văn, Trần Minh Điển, Nguyễn Thanh Hương. “Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013”, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế công cộng, 2013.
3. Viện Dinh dưỡng, Unicef, “Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010”, pp.1-10, 2012.
4. Rafael T Mikolajczyk, et al., “Food consumption frequency and perceived stress and depressive symptoms among students in three European countries”, Nutrition journal, vol. 8, no. 1, pp. 1-8, 2009
5. Dương Đông Nhật, Trần Mỹ Nhung, Trương Xuân Bích, và cộng sự, “Thừa cân-béo phì và cấu trúc cơ thể của nữ viên chức trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đánh giá bằng phương pháp phân tích kháng trở điện sinh học năm 2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập. 18, số. 1, pp. 38-44, 2022.
6. Vũ Thị Nhung, “Tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh học của sinh viên đại học chính quy năm thứ 2 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập. 516, số. 1, 2022.
7. Phạm Văn Phú, “Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên y khoa năm thứ ba trường đại học y khoa phạm ngọc thạch năm 2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập. 16, số. 6, pp.65-71, 2020.
8. Trương Hoàng Ngọc Quý, Lê Nguyễn Minh Khoa, Trần Cao Anh Khôi, và cộng sự, “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học và tình hình dinh dưỡng của sinh viên khóa 26 Đại học Duy Tân”. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, số 49, pp.104-109, 2021.