ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NÉN ĐAN SÂM – TÂM THẤT TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Trần Thị Thanh Loan1,, Đặng Trần Quân1, Đỗ Thanh Sang1, Nguyễn Lê Việt Hùng1, Nguyễn Phương Dung2
1 Đại học Y - Dược TPHCM
2 Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mc tiêu: Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nén Đan sâm – Tam thất (ĐSTT) trên mô hình chuột chủng Swiss. Đối tượng Viên nén bao phim Đan sâm – Tam thất được cung cấp Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO. Phương pháp: Khảo sát độc tính cấp bằng cách cho chuột (50% đực, 50% cái) nhịn đói 12 giờ trước khi cho uống thuốc liều tối đa có thể qua đường uống (tối đa 0,2ml/10g). Theo dõi và ghi nhận cử động tổng quát, biểu hiện về hành vi, trạng thái lồng, ăn uống, tiêu tiểu và số lượng chuột chết trong 72 giờ. Độc tính bán trường diễn của viên nang ĐSTT tiến hành trên chuột nhắt trắng, trong đó, chuột được chia làm 6 lô bao gồm: Lô 1 - BT (chứng sinh lý): Uống nước cất; Lô 2 - BL (chứng bệnh lý): Uống nước cất và tiêm phúc mô scopolamin 1mg/kg, Lô 3 - DON (chứng dương): Uống Donezepil liều 5 mg/kg, Lô 4 - ĐSTT1 (liều thấp): Uống viên Đan sâm - Tam thất liều 1 viên/kg, Lô 5 - ĐSTT2 (liều trung bình): Uống viên Đan sâm – Tam thất liều 1,5 viên/kg, Lô 6 - ĐSTT3 (liều cao): Uống Đan sâm – Tam thất liều 2 viên/kg. Kết quả: Về độc tính cấp ở liều tối đa có thể bơm qua kim đầu tù trực tiếp đưa vào dạ dày chuột là 100 viên/kg, tương đương 31.654 mg bột thuốc/kg, không ghi nhận các dấu hiệu bất thường về hành vi, sinh lý của tất cả chuột thử nghiệm. Kết quả cho thấy viên nang ĐSTT ở các liều đều có xuất hiện mô gan sung huyết, thấm nhập nhẹ lympho bào và ít neutrophil ở mô kẽ quanh các mạch máu. Ở liều cao (2v/kg) xuất hiện rải rác vài ổ hoại tử. Tuy nhiên, không ghi nhận được sự thay đổi về mô học trên thận ở cả 6 lô khảo sát. Kết luận: Trong thử nghiệm các liều thử nghiệm 2 viên/kg; 1,5 viên/kg; 1 viên/kg nằm trong khoảng liều an toàn cho chuột. Về nghiên cứu độc tính bán trường diễn ở các liều không có thay đổi trên cấu múc mô học thận chuột nhắt trắng trong thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, thay đổi mô bệnh học gan được quan sát ở liều cao, cần có nghiên cứu sâu hơn để đánh giá tác động của viên nén Đan sâm – Tam thất đối với mô bệnh học của gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pang H, Wu L, Tang Y, Zhou G, Qu C, Duan J-a. Chemical analysis of the herbal medicine Salviae miltiorrhizae Radix et Rhizoma (Danshen). Molecules. 2016;21(1):51.
2. Yu T, Paudel P, Seong SH, Kim JA, Jung HA, Choi JS. Computational insights into β-site amyloid precursor protein enzyme 1 (BACE1) inhibition by tanshinones and salvianolic acids from Salvia miltiorrhiza via molecular docking simulations. Computational Biology and Chemistry. 2018/06/01/ 2018;74:273-285. doi: https://doi.org/10.1016/j.compbiolchem.2018.04.008
3. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp xác định độc tính của thuốc. Nhà xuất bản Y học; 2014:7, 15 – 215.
4. Bộ y tế. Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (2015).
5. Zhao R, Zhang Z, Song Y, Wang D, Qi J, Wen S. Implication of phosphatidylinositol-3 kinase/Akt/glycogen synthase kinase-3β pathway in ginsenoside Rb1's attenuation of beta-amyloid-induced neurotoxicity and tau phosphorylation. Journal of ethnopharmacology. Feb 16 2011; 133(3):1109-16. doi:10.1016/j.jep.2010.11.054
6. Gao Y, Liu Z, Li G, Li C, Li M, Li B. Acute and subchronic toxicity of danshensu in mice and rats. Toxicology mechanisms and methods. 2009; 19(5): 363-368.
7. Tran Thi Loan, Dao Thi vui. Evaluation of the effects of radix Salvia miltiorrhiza ethanol extract on scopolamineinduced memory impairment in mice. Journal of Pharmaceutical Research and Drug information 2020. 2020;5(11)