ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN, LỐI SỐNG ĐẾN NỒNG ĐỘ AMH Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Anti-mullerian Hormon (AMH) là một dấu ấn đáng tin cậy về dự trữ buồng trứng và lão hóa sinh sản ở phụ nữ tiền mãn kinh. Mục tiêu: Mối liên quan giữa các yếu tố sinh sản và lối sống với nồng độ AMH ở phụ nữ tiền mãn kinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 140 phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Thu thập thông tin và đặc điểm lâm sàng bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. Các xét nghiệm AMH và hormon sinh dục được thực hiện trên máy Cobas E801, bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang. Kết quả: Có sự khác biệt về tình trạng kinh nguyệt, đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt và các xét nghiệm FSH, LH, E2 ở 2 nhóm AMH bình thường và AMH thấp với p<0,05. Nồng độ AMH thấp có liên quan đến tuổi tác ngày càng tăng với tỷ suất chênh OR= 0,83, KTC 95% là 0,69 – 0,98. Có mối tương quan giữa chu kỳ kinh nguyệt ngắn, chu kỳ dài/mất kinh < 12 tháng với nồng độ AMH thấp có OR (KTC 95%) lần lượt là 6,15 (1,29 – 29,19); 7,1 (1,69 – 29,81). Nồng độ FSH, LH và E2 ở nhóm có nồng độ AMH thấp thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm AMH bình thường. Kết luận: Nồng độ AMH thấp có liên quan đến tình trạng kinh nguyệt, đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt và với một số hormon nội tiết trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
AMH, tiền mãn kinh, hormon sinh dục
Tài liệu tham khảo
2. E. B. Gold (2011). The timing of the age at which natural menopause occurs. Obstet Gynecol Clin North Am, 38 (3), 425-440.
3. S. D. Harlow, M. Gass, J. E. Hall và cộng sự (2012). Executive summary of the Stages of Reproductive Aging Workshop + 10: addressing the unfinished agenda of staging reproductive aging. J Clin Endocrinol Metab, 97 (4), 1159-1168.
4. S. L. Broer, M. J. Eijkemans, G. J. Scheffer và cộng sự (2011). Anti-mullerian hormone predicts menopause: a long-term follow-up study in normoovulatory women. J Clin Endocrinol Metab, 96 (8), 2532-2539.
5. S. Jung, N. Allen, A. A. Arslan và cộng sự (2017). Demographic, lifestyle, and other factors in relation to antimullerian hormone levels in mostly late premenopausal women. Fertil Steril, 107 (4), 1012-1022 e1012.
6. S. Sahmay, T. A. Usta, T. Erel và cộng sự (2014). Elevated LH levels draw a stronger distinction than AMH in premature ovarian insufficiency. Climacteric, 17 (2), 197-203
7. S. Sahmay, T. Usta, C. T. Erel và cộng sự (2012). Is there any correlation between amh and obesity in premenopausal women? Arch Gynecol Obstet, 286 (3), 661-665.
8. H. I. Su, M. D. Sammel, E. W. Freeman và cộng sự (2008). Body size affects measures of ovarian reserve in late reproductive age women. Menopause, 15 (5), 857-861.