NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN CÓ VẾT LOÉT MẠN TÍNH DO BỆNH GÚT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm của bệnh nhân có vết loét mạn tính do bệnh Gút. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 75 Bệnh nhân (BN) có loét mạn tính do mắc bệnh Gút, nhập viện vào điều trị tại Trung tâm Liền vết thương - Bệnh viện Bỏng Quốc gia, từ 10/2022 đến 9/2023. BN được xác định một số đặc điểm nhân chủng học, những bệnh lý kết hợp và lâm sàng tại chỗ vết thương trong 24h sau khi nhập viện. Kết quả: 100% BN là Nam giới, tuổi trung bình là 54,63 ± 25 tuổi, thời gian mắc bệnh Gút 7,71 ± 2,11 năm, 92% số BN có người nhà có quan hệ trực hệ mắc bệnh Gút. 46,67% số BN có thói quen không lành mạnh (nghiện rượu, nghiện thuốc lá). 73,33% số BN có bệnh lý kết hợp. 30,67% số BN sử dụng Corticoid và 26,67% số BN không dùng thuốc gì. Vết loét gặp chủ yếu ở chi dưới (60,42%) và thường có hai vết loét (52%). Trong 24h đầu, các vết loét tiết dịch nhiều (44,79%), có hàm ếch (55, 20%), viêm cấp tính (41,67%). Vết loét có hạt Tophi (79,17%), hoại tử (40,63%). Kết luận: Bệnh nhân có vết loét mạn tính do bệnh Gút gặp chủ yếu ở nam giới, có yếu tố di truyền trực hệ, có thói quen không lành mạnh, thường sử dụng thuốc Corticoid. Vết loét gặp chủ yếu ở chi dưới. Tại chỗ vết loét có những đặc điểm điển hình của vết thương mạn tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh nhân Gút, nhân chủng học, bệnh kết hợp, vết loét mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Gretl L, Frank L.R, Ernest S.C (2017). Nonhealing Ulcers in Patients with Tophaceous Gout: A Systematic Review. Advances in skin & Wound Care. 30.5: 230-37.
3. Honggang W, Lizhen W, Rui X et al (2014). Association of Serum Uric Acid with Body Mass Index: A Cross-Sectional Study from Jiangsu Province, China. Iran J Public Health. 43(11): 1503-09.
4. Trung tâm tư vấn di truyền và sàng lọc ung thư - Bệnh viện TW Quân đội 108. Bệnh gout có di truyền không? https://benhvien108.vn/benh-gout-co-di-truyen-khong.htm.
5. Jasvinder A.S, Angelo G (2020). Gout epidemiology and comorbidities. Semin Arthritis Rheum. 50(3S):11-16.
6. Sarah S, Nicola D, Keith R (2016). The impact of gout on the foot: a review. Gout and Hyperuricemia. 3(1): 1-8.