ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM TẠI KHOA NGOẠI CHẤN THƯƠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGA SƠN, THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc vết thương phần mềm tại khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện Đa khoa Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu được tiến hành trên 100 bệnh nhân (BN) trong khoảng thời gian từ 01/03/2020 đến 30/06/2020 tại bệnh viện Đa khoa Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả: Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ: 1.85 nam/ 1 nữ; độ tuổi mắc nhiều là 31-50 (43%); nguyên nhân đa phần là tai nạn giao thông 37% và tai nạn lao động 25%. Vết thương được đưa vào sớm (trước 6h) sau khi tai nạn xảy ra cao 82%. Thường là vết thương dập nát 26%. Các biện pháp chủ yếu làm lành vết thương sớm như: Thay băng, rửa vết thương đúng qui trình vô khuẩn (97%), Cắt lọc sớm (98%), Tháo hết dịch, mủ trong vết thương (96%). Vết thương khô sau 7 ngày (92%), nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 2%. Sau 7 ngày bệnh nhân vận động chủ động được. Kết luận: Công tác chăm sóc vết thương phần mềm tại khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện Đa khoa Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là khá tốt với tỷ lệ nhiễm trùng thấp. Tuy nhiên còn một vài thiếu sót trong kỹ năng chăm sóc vết thương cần được cải thiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chăm sóc vết thương phần mềm, khoa Ngoại Chấn thương, bệnh viện Đa khoa Nga Sơn, Thanh Hóa
Tài liệu tham khảo
2. Werdin F et al (2009), " An improved electrophysiological method to study peripheral nerve regenranation in rats. J Neurosci Methods ", p. 71-77.
3. Ngô Thị Huyền. Đánh giá thực hành chăm sóc vết thương và tìm hiểu một số yếu tố liên qua tại bệnh viện Việt Đức năm 2012.
4. Yvonne Osborne. Template for Competency Based Curriculum: A guide for Curriculum Development. 2012.
5. Đặng Hanh Đệ. Bài giảng Bệnh Học Ngoại Khoa Tập II. In: Trường Đại học Y Hà Nội Bộ Môn Ngoại; 2006.
6. Phạm Đức Mục. Nghiên cứu điều dưỡng. In: Nhà xuất bản Y học; 2007.