MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THEO PHÂN NHÓM CỦA SÁNG KIẾN TOÀN CẦU VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Loãng xương là bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân BPTNMT tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân BPTNTMT được chẩn đoán và phân loại theo Sáng kiến toàn cầu về BPTNMT (GOLD) 2019. Mật độ xương (MĐX) được đo bằng phương pháp hấp thụ X-quang năng lượng kép (DXA) tại cột sống thắt lưng (CSTL) và cổ xương đùi (CXĐ). Chẩn đoán loãng xương khi T-score ≤ - 2,5. Kết quả: Trong số 104 bệnh nhân BPTNMT tham gia nghiên cứu, tỉ lệ loãng xương ở 2 vị trí CSTL và CXĐ lần lượt là 33,7% và 26,9%. Tỉ lệ loãng xương ở ít nhất 1 trong 2 vị trí CSTL hoặc CXĐ là 44,3%. Các yếu tố liên quan độc lập với tình trạng loãng xương bao gồm nữ giới (OR 6,4; KTC 95% 1,3 – 32,1) và nhẹ cân (OR 2,5; KTC 95% 1,0 – 6,2). Phân nhóm ABCD theo GOLD 2019 liên quan không có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ loãng xương (p=0,661). Kết luận: Bệnh nhân BPTNMT có tỉ lệ loãng xương tương đối cao, bất kể phân nhóm ABCD theo GOLD 2019. Cần đo MĐX bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân BPTNMT, đặc biệt bệnh nhân nữ hoặc nhẹ cân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mật độ xương, loãng xương
Tài liệu tham khảo
2. Regional COPD Working Group (2003) "COPD prevalence in 12 Asia-Pacific countries and regions: projections based on the COPD prevalence estimation model". Respirology, 8 (2), 192-198.
3. Bitar Ahmad Naoras, Syed Sulaiman Syed Azhar, Ali Irfhan Ali Hyder, et al. (2019) "Osteoporosis among Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Systematic Review and Meta-analysis of Prevalence, Severity, and Therapeutic Outcomes". Journal of pharmacy & bioallied sciences, 11 (4), 310-320.
4. Vrieze A., de Greef M. H., Wijkstra P. J., et al. (2007) "Low bone mineral density in COPD patients related to worse lung function, low weight and decreased fat-free mass". Osteoporos Int, 18 (9), 1197-202.
5. Haentjens Patrick, Magaziner Jay, Colón-Emeric Cathleen S., et al. (2010) "Meta-analysis: Excess Mortality After Hip Fracture Among Older Women and Men". Annals of Internal Medicine, 152 (6), 380-390.
6. Dương Kim Hương, Lê Bạch Lan, Hồ Đặng Nghĩa và cộng sự. (2014) "Khảo sát mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (5), 24 - 29.
7. Cosman F., de Beur S. J., LeBoff M. S., et al. (2014) "Clinician's Guide to Prevention and Treatment of Osteoporosis". Osteoporosis international: a journal established as result of cooperation between the European Foundation for Osteoporosis and the National Osteoporosis Foundation of the USA, 25 (10), 2359-2381.
8. Hồ Phạm Thục Lan, Phạm Ngọc Hoa, Lại Quốc Thái và cộng sự. (2011) "Chẩn đoán loãng xương: Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu". Thời sự Y học 01&02 2011, 57, 1 - 8.
9. Rittayamai N, Chuaychoo B, Sriwijitkamol A (2012) "Prevalence of osteoporosis and osteopenia in Thai COPD patients". J Med Assoc Thai, 95 (8), 1021 - 1027.
10. Trần Văn Ban (2012) "Đánh giá tình trạng loãng xương ở bệnh nhân COPD và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương". Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.