ĐƯỜNG KÍNH BỤNG THEO MẶT CẮT THẲNG DỌC TRONG XÁC ĐỊNH KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 MỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN

Lê Quang Toàn1,2,, Đỗ Khánh Huyền1
1 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
2 Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xác định kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 bằng chỉ số đơn giản trên lâm sàng có ý nghĩa thực tiễn. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa đường kính bụng theo mặt cắt dọc (SAD) với kháng insulin so với các chỉ số nhân trắc học kinh điển và bước đầu thiết lập điểm cắt SAD xác định kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán. Đối tượng và phương pháp: 136 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán (chưa dùng thuốc hạ glucose máu) tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương được đánh giá: 1/các chỉ số nhân trắc: chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng bụng (WC), tỉ số eo/hông (WHR) và đường kính bụng theo mặt cắt thẳng dọc (SAD); 2/chỉ số kháng insulin HOMA2-IR. Kết quả: Bệnh nhân có kháng insulin (HOMA2-IR ≥ 1,14) có SAD cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có kháng insulin (HOMA2-IR < 1,14) ở cả nam và nữ. SAD có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với HOMA2-IR ở nam và nữ với r tương quan tương ứng là 0,442 (p < 0,001) và 0,672 (p < 0,001) trong khi BMI, WC và WHR không có tương quan có ý nghĩa thống kê với HOMA2-IR. Diện tính dưới đường con của SAD trong xác định kháng insulin (khoảng tin cậy 95%) ở nam và nữ tương ứng là 0,683 (0,556 – 0,855) và 0,724 (0,592 – 0,809). Điểm cắt SAD 19,0cm ở nữ và 20,5cm ở nam có độ nhạy tương ứng là 76,5% và 73,7%, độ đặc hiệu tương ứng 48,4% và 59,1% trong xác định kháng insulin. Kết luận: SAD có tương quan thuận khá chặt với HOMA2-IR và có thể sử dụng để xác định kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Despres JP: Abdominal obesity as important component of insulin-resistance syndrome. Nutrition. 1993, 9: 452–459.
2. Vasques ACJ, Cassani RSL, Forti AC e, et al. Sagittal Abdominal Diameter as a Surrogate Marker of Insulin Resistance in an Admixtured Population—Brazilian Metabolic Syndrome Study (BRAMS). PLoS ONE, 2015, 10(5): e0125365. doi:10.1371/journal.pone.0125365.
3. Riserus U, de Faire U, Berglund L, Hellenius ML. Sagittal abdominal diameter as a screening tool in clinical research: cutoffs for cardiometabolic risk. J Obes. 2010, 757939: 11. doi:10.1155/2010/757939.
4. Petersson H, Daryani A and Risérus U: Sagittal abdominal diameter as a marker of inflammation and insulin resistance among immigrant women from the Middle East and native Swedish women: a cross-sectional study. Cardiovascular Diabetology, 2007, 6:10. doi:10.1186/1475-2840-6-10.
5. Pimentel GD, Moreto F, Takahashi MM, Portero-McLellan KC, Burini RC. Sagital abdominal diameter, but not waist circumference is strongly associated with glycemia, triacilglycerols and HDL-C levels in overweight adults. Nutr Hosp. 2011; 26(5):1125-1129.
6. Wajchenberg BL, Giannella-Neto D, da Silva ME, Santos RF. Depot-specific hormonal characteristics of subcutaneous and visceral adipose tissue and their relation to the metabolic syndrome. Horm Metab Res, 2002, 34(11-12):616-21.
7. Nordhamn K, S¨odergren E, Olsson E, Karlstr¨om B, Vessby B, Berglund L. Reliability of anthropometric measurements in overweight and lean subjects: consequences for correlations between anthropometric and other variables. International Journal of Obesity. 2000; 24 (5): 652–657.
8. World Health Organization. Expert committee on physical status: the use and interpretation of anthropometry—report of WHO Expert Committee. WHO Tech. Rep. Ser 854. 1995.
9. American Diabetes Association. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2022. Diabetes Care, 2022; 45(Suppl. 1):S17–S38.