HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH, NĂM 2024

Lâm Văn Minh1,, Lê Thị Phương Ngân2, Hồ Thị Bích Ngọc2, Nguyễn Thị Ngọc Phương2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực của sinh viên thể hiệnqua các hoạt động Đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng, trường lớp,… ta cũng có thể thấy ngay được những vấn đề tiêu cực .Đặc biệt là vấn nạn sử dụng rượu bia của các sinh viên tại địa bàn TP.HCM. Không biết từ bao giờ, từ lúc nào mà rượu bia - một loại chất kích thích mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lại được sinh viên sử dụng tràn lan và coi như đó là một điều bình thường, phổ biến. Sử dụng rượu bia là một điều tiêu cực, sinh viên sử dụng rượu bia lại càng tiêu cực, đáng báo động trong giới sinh viên hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước nguy cơ động đỏ về thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cũng bởi lí do đó mà các loại hình kinh tế lại càng phát triển, các quán ăn, nhà hàng, quán rượu mọc lên càng ngày càng nhiều và tập trung chủ yếu ở các khu vực trường học, các khu sinhviên sinh sống. Từ lối sống, nét sinh hoạt văn hóa, giờ đây không khó để tabắt gặp hình ảnh các sinh viên với thái độ sống hờ hững, không lành mạnh, thiếu trách nhiệm với chính bản thên mìnhvà xã hội, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam . Họ sử dụng rượu bia một cách trái mục đích với tần suất lớn và mức độ cao tạo nên những cái xấu - cái tiêu cực về sinh viên địa bàn thành phố trong mắt mọi người. Không chỉ là về mặt hình ảnh của sinh viên TP.HCM mà còn là sự ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh, điển hình là vấn đề an toàn giao thông tại địa bàn, các hành vi gây rối trật tự xã hội,.. Đây quả thật là một vấn đề nhức nhối và được đông đảo mọi người quan tâm (ta có thể thấy trên các đài báo, trên các mạng xã hội, trên các bảng tin thời sự mang tính lan truyền rộng lớn). Mục tiêu: Thống kê tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 483 Sinh viên chính quy đang theo học tại trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua là 75.98%, trong đó sinh viên có mức độ sử dụng rượu bia nguy cơ thấp là 86%; mức có nguy cơ là 11%; mức có hại là 1%; mức nghiện/phụ thuộc là 2%. Tỷ lệ số sinh viên lạm dụng rượu bia là 86%. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia có sự chênh lệch ở giới tính, hoàn cảnh sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gómez P, Moure-Rodríguez L, López-Caneda E, Rial A, Cadaveira F, Caamaño-Isorna F. Patterns of alcohol consumption in Spanish university alumni: nine years of follow-up. Frontiers in psychology. 2017;8:756.
2. Merrill JE, Carey KB. Drinking over the lifespan: Focus on college ages. Alcohol research: current reviews. 2016.
3. Cheng HG, Cantave MD, Anthony JC. Taking the First Full Drink: Epidemiological Evidence on Male–Female Differences in the United States. Alcoholism: Clinical and Experimental Research. 2016;40(4):816-25.
4. Bộ nội vụ, Quỹ dân số liên hợp quốc tại Việt Nam. Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam. 2015.
5. Nguyễn Diệu Linh (2022). Hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng y tế Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2022. Luận van Thạc sĩ YTCC, Hà Nội.
6. Trần Thị Huyền Trang. Hành vi sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 [Luận văn thạc sĩ]: Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh; 2017.
7. Cao Thị Vân. Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 [Luận văn Thạc sĩ]: Trường Đại học Thăng Long; 2020.
8. Pham DB, Clough AR, Nguyen HV, Kim GB, Buettner PG. Alcohol consumption and alcohol-related problems among Vietnamese medical students. Drug and Alcohol Review. 2010; 29(2):219-26.
9. Hoàng Thị Phượng. Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam [Luận án tiến sĩ]: Viện dịch tễ trung ương; 2009.