ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ PHÁ THAI NỘI KHOA Ở THAI PHỤ TỪ 35 TUỔI TRỞ LÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP: BÁO CÁO HÀNG LOẠT CA

Nguyễn Thị Hạnh Dung1, Nguyễn Quốc Tuấn2,, Trần Thị Cẩm Nhung3
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc phá thai trên một thai phụ bình thường đã đối diện với rất nhiều biến chứng, chính vì vậy việc phá thai trên một người phụ nữ 35 tuổi cần được quan tâm một cách đúng mức. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan đến hành vi phá thai và đánh giá kết quả phá thai nội khoa ở thai phụ ≥ 35 tuổi mang thai đến hết 12 tuần.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca, có 70 thai phụ ≥ 35 tuổi tuổi thai ≤ 12 tuần đến khám và có nguyện vọng phá thai nội khoa tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ tháng 03/2023-03/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của thai phụ đến phá thai là 39,22±3,38. Phần lớn thai phụ đến phá thai đều đã có 1-2 con (74,3%). Có 16 thai phụ có trên 3 con (22,9%). Có 14/70 thai phụ có tới hơn 2 lần mổ lấy thai. Tuổi thai trên siêu âm chủ yếu là từ 5-9 tuần (92,9%). Tỷ lệ phá thai nội khoa thành công là 92,9% với 65/70 trường hợp. Có 5 trường hợp thất bại đều do sót nhau. Thời gian bắt đầu ra huyết trung bình là 4,7 ± 2,66 giờ. Thời gian ra huyết kéo dài trung bình 7,42 ± 3,51 ngày. Tác dụng phụ sau uống misoprostol: 8,5% buồn nôn/nôn, 22,8% tiêu chảy, 17,1% ớn lạnh/run, 4,2% sốt, 6,1% chóng mặt/nhức đầu. Kết luận: Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền sử dụng biện pháp tránh thai đến mọi phụ nữ, đặc biệt đối với đối tượng phụ nữ trên 35 tuổi. Tỷ lệ thành công khi phá thai nội khoa bằng mifepristone và misoprostol ở thai phụ trên 35 tuổi đến hết 12 tuần là khá cao và ít xảy những tác dụng phụ nguy hiểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bearak, J., et al. (2020), "Unintended pregnancy and abortion by income, region, and the legal status of abortion: estimates from a comprehensive model for 1990-2019", Lancet Glob Health. 8(9), pp. e1152-e1161.
2. Singh, S. and Maddow-Zimet, I. (2016), "Facility-based treatment for medical complications resulting from unsafe pregnancy termination in the developing world, 2012: a review of evidence from 26 countries", Bjog. 123(9), pp. 1489-98.
3. Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em (2017), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Phá thai an toàn, Bộ Y Tế, tr399-417.
4. Phạm Thị Thanh Thoảng, Đàm Văn Cương và Nguyễn Hữu Dự (2020). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả của phá thai bằng thuốc trên thai kỳ đến 9 tuần tuổi ở phụ nữ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. 30(2020), 153-159.
5. Nguyễn Quốc Tuấn, Đàm Văn Cương và Lưu Thị Thanh Đào (2021). Nghiên cứu đặc điểm và kết quả phá thai nội khoa của thai phụ vị thành niên. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 43(2021), 250-258.
6. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014). Đánh giá tình trạng phá thai đến hết 12 tuần tại trung tâm tư vấn SKSS-KHHGĐ, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013. Tạp chí Phụ Sản. 2014. 12(2), 75-78, doi: 10.46755/vjog.2014.2.958
7. Lê Thị Bé Thái và cộng sự (2023). Đánh giá kết quả phá thai nội khoa ở thai 9-12 tuần bằng phác đồ Misoprostol sau Mifepristone 24 giờ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 64(2023), 9-16.
8. Lê Thị Chuyền (2021), "Hiệu quả của phá thai nội khoa≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi".