THỰC TRẠNG LO ÂU, STRESS VÀ TRẦM CẢM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI NĂM 2020

Bùi Thị Thanh Vân1,, Dương Thị Hải2, Nguyễn Thị Ngọc Nam2, Ngô Minh Đạt3
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
3 Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ lo âu, stress và trầm cảm ở các Nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại 8 bệnh viện khu vực Hà Nội năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bộ công cụ được xây dựng từ thang điểm DASS 21 (Depression – Anxiety – Stress Scale) để xác định tỷ lệ lo âu, stress và trầm cảm trên 87 nhân viên y tế tại 8 bệnh viện tại khu vực Hà Nội có tổ chức khám sàng lọc và điều trị bệnh nhân Covid-19 tham gia nghiên cứu. Kết quả: Có 10,3% nhân viên y tế tham gia phòng/ chống dịch có ít nhất một biểu hiện rối loạn tâm thần (lo âu, stress, trầm cảm) có duy nhất một biểu hiện hoặc lo âu, hoặc stress hoặc trầm cảm, có 2 biểu hiện và có cả 3 biểu hiện lo âu, stress, trầm cảm là 4,6%. Tỷ lệ stress của đối tượng nghiên cứu có biểu hiện mức độ nhẹ và nặng chiếm tỷ lệ tương đương 2,3%, mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao hơn 3,4%, không có biểu hiện stress ở mức độ rất nặng. Tỷ lệ nhân viên y tế trầm cảm có biểu hiện ở mức độ vừa là 4,6%, rất nặng chiếm tỷ lệ 1,1%. Kết luận: Có lần lượt 19,5%, 8% và 5,7% nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại một số bệnh viện tại khu vực Hà Nội có biểu hiện lo âu, stress và trầm cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kang L, Li Y, Hu S, et al (2020). The mental health of medical workers in Wuhan, China dealing with the 2019 novel coronavirus. The Lancet Psychiatry. 2020;7(3):e14.
2. WHO. Rolling updates on coronavirus disease (COVID-19).
3. Bộ Y tế (2020). Trang tin về dịch bênh Viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Bộ Y tế, truy cập tháng 03/2020.
4. Fischer R, Bortolini T, Karl JA, et al (2020). Rapid review and meta-meta-analysis of self-guided interventions to address anxiety, depression, and stress during COVID-19 social distancing.11, p.563876.
5. Lai J, Ma S, Wang Y, et al (2020). Factors associated with mental health outcomes among health care workers exposed to coronavirus disease 2019.3(3), pp.e203976-e203976.
6. Liang Y, Wu K, Zhou Y, Huang X, Zhou Y, Liu Z (2020). Mental Health in Frontline Medical Workers during the 2019 Novel Coronavirus Disease Epidemic in China: A Comparison with the General Population. International journal of environmental research and public health, 17(18).
7. Nguyễn Mạnh Tuân, Đàm Thị Tám Hương, Đặng Quang Hiếu và cộng sự (2018). Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 22, tr.71-79.
8. Đậu Thị Tuyết (2012). Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế công cộng; 2012.