TỈ LỆ BỊ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG MẠN TÍNH DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Hồng Vân Vũ 1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tỉ lệ có triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm ở những trường hợp đau lưng mạn tính do thoái hóa cột sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 40 bệnh nhân bị đau lưng mạn tính do thoái hóa cột sống. Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng lo âu và trầm cảm trong các bệnh nhân này được đánh giá theo thang điểm đánh giá lo âu và trầm cảm trong bệnh viện (HADS). Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 40 bệnh nhân từ 45 đến 75 tuổi, độ tuổi trung binh là 61,7 tuổi với độ lệch chuẩn là 8,6. Bệnh nhân nam là 15 (37,5%), nữ là 25 (62,5%). Thời gian bị đau lưng trung bình là 2,4 năm giao động từ 1 đến 4 năm. Đánh giá tình trạng lo âu và trầm cảm theo thang điểm HADS có 65% bệnh nhân có triệu chứng lo âu và 55% có triệu chứng trầm cảm. Trong đó có 27,5% bệnh nhân có dấu hiệu lo âu và 30% thực sự lo âu; 37,5% có dấu hiệu trầm cảm và 25 % thực sự trầm cảm. Kết luận: Ở bệnh nhân đau lưng mạn tính do thoái hóa, các yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trong, bởi vì các bệnh nhân này có nguy cơ bị rối loạn tâm lý lo âu và trầm cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Croft P, Macfarlane G, Papageorgiou A, and et al, “Outcome of Low back pain general practice: a prospective study,” BMJ, vol. 316, no. 2, pp. 1356–1359, 1998.
2. Rush. AJ, Polatin. P, and Garchel. RJ., “Depression and chronic low back pain. Establishing priorities in treatment,” Spine (Phila Pa 1976), vol. 25, pp. 2566–2571, 2000.
3. Snaith RP and Zigmond AS, “The hospital anxiety and depression scale,” Br. Med. J. (Clin. Res. Ed)., vol. 292, no. 6516, p. 344, Feb. 1986, doi: 10.1136/bmj.292.6516.344.
4. Polatin. PB, Kinney. RK, and Gatchel. RJ, “Psychiatric illness and chronic low back pain,” Spine (Phila Pa 1976), vol. 18, pp. 66–71, 1993.
5. Sathya P, “Prevalence of depression; Anxiety and stress in patients with Mechanical Low Back Pain .,” Int J Ther. Rehab Res., vol. 4, no. 4, pp. 67-72., 2015.
6. Herrman C., “International experiences with the Hospital Anxiety and Depression Scale. A review of validation data and clinical results.,” J. Psychosom Res, vol. 42, pp. 17–41, 1997.
7. Sagheer M.A, “Association between Chronic Low Back Pain, anxiety and depression in patients at a tertiary care centre.,” J Pak Med Assoc ., vol. 63, no. 6, pp. 213–218, 2013.
8. Sheffer, “Sex differences in presentation of Chronic Low Back Pain.,” in Psychology of Women Quarterly, Printed in USA: Blackwell Publishing., 2002, pp. 329–340.