ĐỘNG CƠ HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI, NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Truyền máu và các chế phẩm máu giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm, giúp các bệnh nhân mắc bệnh đe dọa đến tính mạng duy trì được cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiến máu tình nguyện là một trong những nghĩa cử cao đẹp, là việc làm thể hiện tính nhân văn cao cả. Tại một số tỉnh, lượng máu tiếp nhận được thấp hơn nhiều so với nhu cầu điều trị, tỷ lệ người dân hiến máu còn rất khiêm tốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp cứu, điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Mặt khác độ tuổi vàng để tham gia hiến máu là sinh viên nhưng số lượng sinh viên tham gia hiến máy tình nguyện vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, hành vi hiến máu tình nguyện của họ chủ yếu được thúc đẩy bởi động cơ nào vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và bài bản.” Mục tiêu: Thực trạng Động cơ hiến máu tình nguyện của Sinh viên Trường đại học Công nghệ Đồng Nai, năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên toàn sinh viên chính quy đang theo học tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2024. Kết quả: Trong số 1156 sinh viên chính quy trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tham gia nghiên cứu, tỷ lệ hiến máu tình nguyện từ hai lần trở lên chiểm 68,23%, và có 15,31% số sinh viên chỉ đi một lần duy nhất, sau đó không đi nữa. Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên vì sự sống của những người bệnh đang thiếu máu trầm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất (100%); Bên cạnh đó cũng không thể phất lờ đi những lý do Tô điểm thêm (làm đẹp) cho lí lịch cá nhân và Vừa được tiếng là người có lòng nhân ái lại vừa có tiền tiêu chiếm tỷ lệ sắp xỉ bằng nhau lần lượt là 98.36% và 97.23%. Điều đó cũng lý giải việc Sinh viên luôn muốn có những gì đẹp nhất khi ghi CV xin việc làm; hoặc cũng phù hợp với độ tuổi sinh viên khó khăn về kinh tế. Kết luận: Động cơ hiến máu tình nguyện ở Sinh viên có sự khác nhau về giới tính, nhận thức và hành động.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Động cơ; Hiến máu tình nguyện; Sinh viên; Đại học Công nghệ Đồng Nai
Tài liệu tham khảo
2. Đào Thị Hồng Hạnh (2019). Kiến thức, Thái độ, Thực hành về hiến máu tình nguyện của người hiến máu tại tỉnh Quảng Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Thăng Long.
3. Ngô Mạnh Quân và các cộng sự. (2013), "Nhận thức, thái độ về hiến máu dự bị của người dân ở một số huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo năm 2013", Tạp chí Y học Thành phố HCM. 19PB (4), tr. 416 - 422.
4. Ngô Mạnh Quân và các cộng sự. (2015), "Nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tÌnh nguyện ở người hiến máu tại một số tỉnh năm 2014", Tạp chí Y học Thành phố HCM. 19 (4), tr. 423-428.
5. Aseem K. Tiwari và các cộng sự. (2013), "Knowledge, attitude and practices of people towards voluntary blood donation in Uttarakhand", Asian J Transfus Sci. 7(1), tr. 59–62.
6. Uma S, Arun R và Arumugam P (2013), "Nghiên cứu KAP dẫn tới việc hiến máu tình nguyện của các tình nguyện viên tại Chennai, Ấn Độ", J Clin Diagn Res. 7(6), tr. 1043–1046.
7. Trần Minh Dũng (2016), Thực trạng hiến máu tình nguyện và kiến thức, thái độ thực hành của học sinh, sinh viên trường cao đẳng y tế Hà Nam năm 2015, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y Dược Thái Bình, Hà Nội
8. V.Kowsalya (2013), "A Study on Knowleadge, attitude and practive regardings voluntary blood donation among medical students in Puducherry, India", Pakistan, journal of biological sciences 16(9), tr. 439-442.
9. Humayun mirza và các cộng sự. (2015), "Blood Safety and Donation Knowledge, Attitude and Practice (KAP) among 1st Year Medical Students at LMDC, Lahore", Pak J Med Health Sci. 9(3), tr. 992-994.
10. Shailesh Kumar Mishra và các cộng sự. (2016), "Nghiên cứu kiến thức và thái độ của các sinh viên đang học đại học đối với việc hiến máu tình nguyện từ phía bắc Ấn Độ", J Blood Med. 7, tr. 19–26.