ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON ĐIỀU TRỊ BẰNG THẮT ỐNG ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Đào Công Hùng1, Lê Hồng Quang1, Phạm Văn Đếm2,3,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng điều trị thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 trẻ sơ sinh non tháng được điều trị bằng phẫu thuật thắt ống động mạch. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều nhất là trẻ rất non (35%), Cân nặng 1000-1499 gram chiếm tỉ lệ cao nhất (42,5%), Cân nặng trung bình lúc phẫu thuật: 1528g ± 600g. Tuổi trung bình lúc phẫu thuật: 18,3± 9 ngày tuổi. Trên siêu âm tim Doppler: hầu hết bệnh nhân có ống động mạch lớn, shunt qua ống động mạch đều là shunt trái – phải. Không có bệnh nhân nào tử vong. Tất cả bệnh nhân đều không có shunt tồn lưu sau phẫu thuật. Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng được cải thiện sau phẫu thuật: Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình tăng có ý nghĩa thống kê. Đường kính nhĩ trái, đường kính động mạch chủ, đường kính thất trái cuối tâm trương và chỉ số nhĩ trái/ động mạch chủ đều giảm có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Trên 80% trẻ sơ sinh đẻ non có dị tật tim bẩm sinh được điều trị bằng thắt ống động mạch bị suy tim và cần hỗ trợ hô hấp. Kết quả điều trị có tỷ lệ thành công khá cao, các chỉ số sau phẫu thuật 1 tuần được cải thiện khá rõ ràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2018), Pretem birth.
2. Nguyễn Lân Việt. (2015). “Còn ống động mạch. Thực hành bệnh tim mạch”, Nhà xuất bản Y học. 571–577.
3. Hermes-DeSantis E.R. and Clyman R.I. (2006). “Patent ductus arteriosus: pathophysiology and management”. Journal of Perinatology, 26(1), S14–S18.
4. Hamrick S. E. G., Sallmon H., Rose A. T. et al (2020). “Patent Ductus Arteriosus of the Preterm Infant”. Pediatrics, e20201209.
5. Jayaprasad N. (2016). “Heart Failure in Children”. Heart Views, 17(3), 92–99.
6. Liu C, Zhu X, Li D and Shi Y. (2021). “Related Factors of Patent Ductus Arteriosus in Preterm Infants: A Systematic Review and Meta-Analysis”. Front Pediatr. Jan 5;8:605879
7. Nguyễn Thu Vân và Lê Ngọc Lan (2015), “Nghiên cứu tiến triển của ống động mạch ở trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương”. Luận văn thạc sĩ, Đại học y Hà Nội.
8. Feltes T.F., Bacha E., Beekman R.H. et al (2011). “Indications for Cardiac Catheterization and Intervention in Pediatric Cardiac Disease: A Scientific Statement From the American Heart Association”. Circulation, 123(22), 2628.
9. Nguyễn Thị Thu Hà (2009). “Nghiên cứu hiệu quả của Ibuprofen Đường uống trong điều trị đóng CÔĐM ở trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp”. Luận văn tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Đặng Quang Minh và Đặng Thị Hải Vân. (2012). “Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh còn ống động mạch bằng ibuprofen đường uống và tiến triển của bệnh ở trẻ đẻ non tại bệnh viện Nhi Trung Ương”. Luận văn thạc sĩ, Đại học y Hà Nội.