TƯƠNG QUAN GIỮA KÍCH THƯỚC CỦA NỀN SỌ VÀ CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG SỌ MẶT CỦA TRẺ NAM VÀ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 7 ĐẾN 13 TUỔI

Đống Thị Kim Uyên1, Lê Hoàng Sơn1,
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa kích thước của nền sọ và các thành phần khác trong phức hợp sọ mặt của trẻ em nam và nữ trong giai đoạn từ 7 đến 13 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 691 phim sọ nghiêng của 287 trẻ em từ 7-13 tuổi. Phim sọ nghiêng được chụp với cùng một kỹ thuật bởi một kỹ thuật viên.. Các phim được vẽ lại trên giấy chuyên dụng, xác định các điểm chuẩn và đo đạc khoảng cách, góc độ bởi một nghiên cứu viên. Từ các điểm chuẩn này, các nhóm biến số đại diện cho kích thước của các vùng thuộc hệ thống sọ mặt được đo đạc bao gồm: nền sọ, xương hàm trên, xương hàm dưới, chiều cao các tầng mặt. Các kết quả được xử lý thống kê với mức khác biệt có ý nghĩa là p < 0,05. Kết quả: Trong giai đoạn 7 đến 13 tuổi, ở cả hai giới đều ghi nhận sự tăng trưởng về kích thước các cấu trúc trong phức hợp sọ mặt. Các số đo kích thước nền sọ, xương hàm trên và xương hàm dưới giữa nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kích thước các tầng mặt của trẻ nam lớn hơn so với trẻ nữ từ giai đoạn 9 tuổi trở đi. Về mặt tương quan, sự thay đổi kích thước của nền sọ trước và nền sọ sau có tương quan với sự tăng trưởng kích thước của xương hàm dưới, xương hàm trên và kích thước các tầng mặt trong giai đoạn này. Kết luận: Sự khác biệt về kích thước các thành phần sọ mặt giữa nam và nữ chỉ thể hiện ở chiều cao các tầng mặt. Chiều dài nền sọ trước và nền sọ sau có liên quan đến sự tăng trưởng của các cấu trúc sọ mặt khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê NL, Nguyễn BH. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới ở trẻ từ 12-15 tuổi theo phân tích Ricketts. Tạp chí Y học thực hành. 2014; 923(6):67-71.
2. Đình Khởi T, Ngọc Khuê L, Thị Dung Đ, Ngọc Chiều H, Diệu Hồng Đ. Một số đặc điểm cấu trúc sọ mặt ở trẻ em người Kinh từ 7-9 tuổi trên phim sọ nghiêng theo phân tích Ricketts. Tạp chí Y học Việt Nam. 09/13 2021;505(2).
3. Đống KT. Chỉnh hình răng mặt - Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng. Nhà xuất bản Y học; 2004.
4. Ursi WJ, Trotman CA, McNamara JA, Jr., Behrents RG. Sexual dimorphism in normal craniofacial growth. Angle Orthod. Spring 1993;63(1):47-56.
5. Axelsson S, Kjaer I, Bjørnland T, Storhaug K. Longitudinal cephalometric standards for the neurocranium in Norwegians from 6 to 21 years of age. Eur J Orthod. Apr 2003;25(2):185-98. doi:10.1093/ejo/25.2.185
6. Nanda RS, Ghosh J. Longitudinal growth changes in the sagittal relationship of maxilla and mandible. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 1995/01/01/ 1995;107(1):79-90.
7. Thordarson A, Johannsdottir B, Magnusson TE. Craniofacial changes in Icelandic children between 6 and 16 years of age - a longitudinal study. Eur J Orthod. Apr 2006;28(2):152-65.