PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HORMON - NỘI TIẾT TỐ - THUỐC TRÁNH THỤ THAI TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2023

Đoàn Thị Ngọc Hân1, Hoàng Thy Nhạc Vũ2,, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung2, Kang Minh Luân1, Hoàng Thị Diễm Tuyết1
1 Bệnh viện Hùng Vương
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tình hình sử dụng nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu sử dụng nhóm thuốc hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh năm 2023. Dữ liệu được tổng hợp, xử lý, và phân tích bằng Microsoft Excel và Power BI. Kết quả: Trong số 137 hoạt chất được sử dụng trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2023, có 28 hoạt chất (20,4%) thuộc nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai, với tổng chi phí sử dụng chiếm 34,4%. Nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai sử dụng điều trị ngoại trú tại bệnh viện được phân thành bốn nhóm phụ: Nhóm chế phẩm androgen-estrogen-progesteron (13 hoạt chất); Nhóm nội tiết hướng sinh dục điều trị hiếm muộn (9 hoạt chất), Nhóm Hormon thượng thận và hợp chất thay thế (4 hoạt chất), Nhóm Insulin, thuốc hạ đường huyết (2 hoạt chất). Trong đó, chi phí sử dụng nhiều nhất ở 2 nhóm: Nhóm nội tiết hướng sinh dục điều trị hiếm muộn (chiếm 55,1%) và nhóm chế phẩm androgen-estrogen-progesteron (chiếm 43,5%). Hoạt chất đơn thành phần (24 hoạt chất- chiếm 85,7%); Thuốc generic (22 hoạt chất) chiếm 78,6%. Tất cả chỉ định thuốc nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai ngoại trú phù hợp với chẩn đoán bệnh, hướng đẫn điều trị và cơ cấu bệnh tật tại bệnh viện. Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp thông tin về đặc điểm, chi phí, lượt sử dụng và tính phù hợp của việc chỉ định thuốc nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh năm 2023, giúp ban lãnh đạo tại bệnh viện có những thông tin cần thiết hỗ trợ cho hoạt động quản lý và phân bổ ngân sách trong hoạt động chuyên môn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Society of Health-System Pharmacists (1996). ASHP Guidelines on Medication-Use Evaluation, Vol. 53: 1953-5.
2. Bộ Y tế, (2019). Thông tư số 15/2019/TT-BYT Ban hành Quy định việc đấu thầu thuốc tại cơ sở công lập
3. Bộ Y tế, (2018). Thông tư số 19/2018/TT-BYT Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu
4. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Anh Duyên, Lê Phước Thành Nhân, Trần Văn Khanh, (2022). Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 516(2): 224-228.
5. Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thanh Hương, (2021). Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương giai đoạn 2019-2020. Tạp Chí Y học Việt Nam, 501(1).
6. Peng C, Huang Y, Zhou Y, (2021). Dydrogesterone in the treatment of endometriosis: evidence mapping and meta-analysis. Arch Gynecol Obstet. 304(1):231-252.
7. Griesinger G, Tournaye H, Macklon N, et al. (2019). Dydrogesterone: pharmacological profile and mechanism of action as luteal phase support in assisted reproduction. Reprod Biomed Online. 38(2):249–259.
8. Masanori Ono, Osamu Hiraike, Yoshikazu Kitahara, et al. (2023). Text mining in a literature review of abnormal uterine bleeding according to the FIGO classification, Journal of Obstetrics and Gynaecology Research, 49(7), 1827-1837.
9. Bộ Y tế, (2013). Thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện.