KẾT QUẢ SỬ DỤNG KẾT HỢP MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOLE TRONG PHÁ THAI NỘI KHOA Ở TUỔI THAI 17 ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Phương1, Phạm Đức Anh1,, Nguyễn Thanh Hải1, Mai Thanh Sơn1, Đỗ Như Huyền1
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả sử dụng kết hợp Mifepristone và Misoprostole trong phá thai nội khoa ở tuổi thai 17 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 sản phụ có tuổi thai từ 17 đến hết 22 tuần được đình chỉ thai nghén bằng phác đồ kết hợp Mifepristone và Misoprostole tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 28,02 tuổi với 55,4% trường hợp chưa có con và 72,3% các sản phụ chưa từng phá thai trước đây. Tuổi thai được chỉ định ĐCTN trong nghiên cứu phổ biến nhất là từ 17 – 18 tuần (chiếm 36,8%). Tỷ lệ phá thai thành công đạt 95,4% với đa số sản phụ ở nhóm dưới 25 và từ 25 – 35 tuổi lần lượt là 95,8% và 100%. Tỷ lệ phá thai thành công đạt 91,7% ở tuổi thai từ 17 – 18, từ 18 – 19 là 92,3% và 100% với tuổi thai từ 19 – 22 tuần. Các sản phụ có 2 con có tỷ lệ phá thai thành công là 81,8% và 97,2% với sản phụ chưa từng có con, nhóm sản phụ có 1 hoặc ≥ 3 con đều đạt 100%. Có tới 88,7% các trường hợp sảy thai trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi dùng MSP trong phác đồ kết hợp, thời gian sảy thai trung bình là 11,17 giờ với liều MSP trung bình là 1070,37mcg. Kết luận: Phác đồ kết hợp Mifepristone và Misoprostole trong ĐCTN ở sản phụ có tuổi thai từ 17 – 22 tuần đạt hiệu quả cao, chiếm 95,4%, đặc biệt với sản phụ trẻ dưới 35 tuổi và có thể áp dụng cho mọi tuổi thai trong nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ sảy thai trong vòng 24 giờ sau dùng MSP đạt 88,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. B. Y. Tế (2018). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học,
2. WHO (2012). WHO Guidelines Approved by the Guidelines Review Committee. Safe Abortion: Technical and Policy Guidance for Health Systems, World Health Organization Copyright © 2012, World Health Organization., Geneva,
3. D. Grossman, K. Blanchard andP. J. R. h. m. Blumenthal (2008). Complications after second trimester surgical and medical abortion. 16 (sup31), 173-182.
4. N. H. Bạo (2009). Nghiên cứu sử dụng misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến 22, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. P. T. Hải (2008). Nghiên cứu một số lý do, đánh giá hiệu quả của Misoprostol trong phá thai từ 17 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. B. Inthapatha (2007). Nghiên cứu sử dụng Misoprostol đơn thuần trong phá thai với tuổi thai từ 17-24 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2006, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. P. T. Nam (2006). Nhận xét tình hình phá thai 3 tháng giữa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai năm 2004 – 2006, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. J. Bartley, D. T. J. B. a. i. j. o. o. Baird andgynaecology (2002). A randomised study of misoprostol and gemeprost in combination with mifepristone for induction of abortion in the second trimester of pregnancy. 109 (11), 1290-1294.
9. O. S. Tang, C. C. Chan, A. S. Kan et al (2005). A prospective randomized comparison of sublingual and oral misoprostol when combined with mifepristone for medical abortion at 12–20 weeks gestation. 20 (11), 3062-3066.
10. N. T. L. Hương (2012). Nghiên cứu hiệu quả phá thai từ 13 đến 22 tuần của Misoprostol đơn thuần và Mifepristone kết hợp Misoprostol, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.