ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NANO ALGINATE/CHITOSAN/LOVASTATIN LÊN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID TRÊN CHUỘT CỐNG GÂY MÔ HÌNH BÉO PHÌ

Thị Hoa Nguyễn 1,, Lê Chiến Nguyễn 1, Trọng Hà Đinh 1, Văn Mão Cấn 1, Minh Đàm Phạm 1
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng cải thiện rối loạn chuyển hóa Lipid máu của nano Alginate/Chitosan/ Lovastatin trên chuột cống trắng béo phì bằng thức ăn cao năng giàu chất béo. Đối tượng và phương pháp: 72 chuột cống đực trắng ở hai nhóm chế độ ăn thường (n = 36) và nhóm chế độ ăn cao năng giàu chất béo (n = 36). Sau giai đoạn gây mô hình béo phì 7 tuần được chia đều ngẫu nhiên làm 6 nhóm gồm: 1) nhóm ăn chế độ thường-uống nước muối (C-NaCl), 2) nhóm ăn chế độ thường-uống Lovastatin liều 4 mg/kg (C-Lovastatin), 3) nhóm ăn chế độ thường-uống tổ hợp nano Alginate/Chitosan// Lovastatin liều 4 mg/kg (C-Nano/Lovastatin); 4) nhóm ăn chế độ giàu béo-uống nước muối (B-NaCl), 5) nhóm ăn chế độ giàu béo-uống Lovastatin liều 4 mg/kg (B-Lovastatin) và 6) nhóm ăn chế độ giàu béo-uống tổ hợp nano Alginate/Chitosan/Lovastatin liều 4 mg/kg (B-Nano/Lovastatin). Giai đoạn can thiệp kéo dài 12 tuần. Đo cân nặng, định lượng nồng độ triglycerid và cholesterol máu 3 tuần một lần, HDL –C và LDL - C trước và sau 12 tuần can thiệp. Kết quả: Về nồng độ các thành phần Lipid máu: Các nhóm chuột ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt về nồng độ các thành phần lipid máu. Trong khi đó, các nhóm chuột ở chế độ ăn giàu béo có sự khác nhau về nồng độ triglycerid, cholesterol máu (p < 0,05), trong đó nhóm B-Nano/Lovastatin giảm nồng độ triglycerid, cholesterol từ cuối tuần 6 đến cuối tuần 12 hơn so với nhóm B-NaCl (p < 0,05), nhóm B-Lovastatin giảm nồng độ triglycerid, cholessterol từ cuối tuần 9 so hơn so với nhóm B-NaCl (p < 0,05), nhóm B-Nano/ Lovastatin so với nhóm B-Lovastatin chưa có sự khác biệt với (p > 0,05); không có sự khác biệt về nồng độ HDL-C và LDL-C trong huyết tương (p > 0,05). Về trọng lượng cơ thể: Ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt giữa các nhóm. Ở chế độ ăn giàu béo, nhóm B-NaCl có xu hướng tăng cân nhanh nhất sau đó đến nhóm B-Lovastatin và chậm nhất là nhóm B-Nano/Lovastatin nhưng chưa có sự khác biệt (p > 0,05). Kết luận: Từ các kết quả thu được cho thấy phức hợp alginate/chitosan/lovastatin làm tăng tác dụng của Lovastatin trong điều trị rối loạn lipid máu trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A multicenter comparison of lovastatin and cholestyramine therapy for severe primary hypercholesterolemia. The Lovastatin Study Group III. (1988). The Journal of the American Medical Association, 360(3):359–366.
2. Bradford R.H., Shear C.L., Chremos A.N., et al. (1991). Expanded Clinical Evaluation of Lovastatin (EXCEL) study results. I. Efficacy in modifying plasma lipoproteins and adverse event profile in 8245 patients with moderate hypercholesterolemia. Archives of Internal Medicine, 151:43–49.
3. Daniel I Swerdlow, David Preiss, Karoline B Kuchenbaecke, et al. (2015). HMG-coenzyme A reductase inhibition, type 2 diabetes, and bodyweight: evidence from genetic analysis and randomised trials. Lancet, 385(9965): 351 – 361.
4. Hernáez Á., Soria-Florido M.T., Schröder H., et al. (2019). Role of HDL function and LDL atherogenicity on cardiovascular risk: A comprehensive examination. PLoS One, 14(6):e0218533.
5. Krukemyer J.J., Talbert R.L. (1987). Lovastatin: A new cholesterol-lowering agent. Pharmacotherapy 7:198–210.
6. World Health Organisation. Obesity and overweight. 1 April 2020; Accessed on August 5, 2020.
7. Wilczewska A.Z., Niemirowicz K., Markiewicz K.H., et al. (2012). Nanoparticles as drug delivery systems. Pharmacological reports: PR, 64(5):1020–1037.