ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ MANG CẮN BẰNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân bị rắn Hổ mang cắn được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu được tiến hành trên 106 bệnh nhân bị rắn hổ mang (N. atra, N. kaouthia) cắn từ tháng 07/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả: Thời gian trung bình từ lúc bị cắn đến lúc điều trị là 5,29 ± 8,8 giờ. Có 59 trường hợp được điều trị bằng HTKNR chiếm tỷ lệ 56%. Ở nhóm bệnh nhân được điều trị sớm, liều HTKNR sử dụng là 10,2 ± 5,6 lọ, thời gian điều trị là 8,7 ± 6,9 ngày. Ở nhóm bệnh nhân được điều trị muộn, liều sử dụng 12,4 ± 9,5 lọ, thời gian điều trị 15,6 ± 10,2 ngày. Điều trị HTKNR giảm chu vi và độ lan xa sưng nề có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên diện tích hoại tử không khác biệt. 9 trường hợp có phản ứng phản vệ sau khi sử dụng HTKNR. Kết luận: HTKNR an toàn, hiệu quả trên nhóm bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, đặc biệt khi bệnh nhân được điều trị sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Huyết thanh kháng nọc rắn, rắn hổ mang, điều trị sớm.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Trung Nguyên. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Nồng Độ Nọc Độc Trong Máu và Giá Trị Của Xét Nghiệm Nhanh Trong Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh Nhân Bị Rắn Hổ Mang Cắn. Luận án tiến sỹ Y học. Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108; 2019.
3. Chippaux JP. [Guidelines for the production, control and regulation of snake antivenom immunoglobulins]. Biol Aujourdhui. 2010;204(1): 87-91. doi:10.1051/jbio/2009043
4. Trần Thiết Sơn, Nguyễn Đình Huy. Kết quả ghép da xẻ đôi cho các khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023; 528.
5. Wang W, Chen QF, Yin RX, et al. Clinical features and treatment experience: a review of 292 Chinese cobra snakebites. Environ Toxicol Pharmacol. 2014;37(2):648-655. doi:10.1016/ j.etap.2013.12.018
6. Lê Khắc Quyến. Clinical evaluation of snake bites in Viet nam: a study from Cho Ray hospital, National university of Singapore. Published online 2003.
7. Zeng L, Hou J, Ge C, et al. Clinical study of anti-snake venom blockade in the treatment of local tissue necrosis caused by Chinese cobra (Naja atra) bites. PLoS Negl Trop Dis. 2022; 16(12): e0010997. doi: 10.1371/journal.pntd. 0010997
8. Nuchpraryoon I, Garner P. Interventions for preventing reactions to snake antivenom. Cochrane Database Syst Rev. 2000; 1999(2): CD002153. doi:10.1002/14651858.CD002153
9. E Silva HA, Ryan NM, de Silva HJ. Adverse reactions to snake antivenom, and their prevention and treatment. Br J Clin Pharmacol. 2016;81(3):446-452. doi:10.1111/bcp.12739