SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VIÊM NÃO TỰ MIỄN DO KHÁNG THỂ KHÁNG THỤ THỂ N-METHYL-D-ASPARTATE VÀ CÁC VIÊM NÃO KHÁC TẠI TRUNG TÂM THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023

Trương Thanh Thủy1,, Võ Hồng Khôi1,2,3, Phan Văn Toàn1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược ĐHQG HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh đặc điểm dịch tễ viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (Viêm não NMDA) và các viêm não khác tại Trung tâm Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Đối tượng nghiên cứu: 126 bệnh nhân được chẩn đoán viêm não trong thời gian từ 01/01/ 2023 –31/12/2022 tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 126 bệnh nhân viêm não được nghiên cứu, viêm não tự miễn chiếm tỷ lệ cao nhất (49,2%), viêm não nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,2%). Viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể NMDA chiếm đa số trong viêm não tự miễn với tỷ lệ 74,2%. Tỷ lệ mắc viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể NMDA cao nhất ở tháng 2, tháng 9, tháng 10; tỷ lệ mắc viêm não vi rút cao nhất tháng 6 thấp nhất vào tháng 3 và tháng 8; viêm não nhiễm khuẩn có tỷ lệ mắc cao nhất vào tháng 10. Ở nam, viêm não chưa rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ở nữ, viêm não NMDA chiếm tỷ lệ lớn nhất. Độ tuổi trung bình viêm não NMDA thấp nhất (30,22). Độ tuổi trung bình của viêm não vi-rút cao nhất (51,32). Có sự khác biệt về loại viêm não giữa nam và nữ. Trong nhóm BN viêm não, nữ có nguy cơ mắc viêm não NMDA cao gấp 3,83 lần so với nam, với khoảng tin cậy 95%CI từ 1,78-8,26, p<0,001. Tuổi trung bình của nhóm viêm não NMDA thấp hơn viêm não khác với p <0,001. Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ viêm não tự miễn chiếm tỷ lệ lớn trong mô hình bệnh viêm não, viêm não NMDA là viêm não tự miễn hay gặp nhất. Tỷ lệ mắc theo tháng trong năm có sự khác biệt giữa các loại viêm não. Các bệnh nhân nữ giới có nguy mắc viêm não tự miễn cao hơn nam giới và độ tuổi trung bình viêm não NMDA cũng thấp hơn các viêm não khác

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dalmau J, Gleichman AJ, Hughes EG, et al. Anti-NMDA-receptor encephalitis: case series and analysis of the effects of antibodies. The Lancet Neurology. 2008;7(12):1091-1098. doi:10.1016/ s1474-4422(08)70224-2
2. Dubey D, Pittock SJ, Kelly CR, et al. Autoimmune encephalitis epidemiology and a comparison to infectious encephalitis. Ann Neurol. Jan 2018;83(1):166-177. doi:10.1002/ana.25131
3. Gole S, Anand A. Autoimmune Encephalitis. StatPearls. 2024.
4. Guan HZ, Ren HT, Cui LY. Autoimmune Encephalitis: An Expanding Frontier of Neuroimmunology. Chin Med J (Engl). May 5 2016; 129(9): 1122-7. doi:10.4103/0366-6999.180514
5. Venkatesan A, Michael BD, Probasco JC, et al. Acute encephalitis in immunocompetent adults. Lancet. Feb 16 2019;393(10172):702-716. doi:10.1016/S0140-6736(18)32526-1