THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH 6 TUỔI TẠI HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh sâu răng ở học sinh 6 tuổi (lớp 1) tại Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 191 học sinh 6 tuổi (lớp 1), đang học tại Trường Tiểu học Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội. Kết quả: Có 94,8% số học sinh đánh giá nguyên nhân gây sâu răng là do ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt và 90,6% số học sinh cho rằng có thể phòng được bệnh sâu răng. Chỉ có 12,6% (24/191) số trẻ biết cách dự phòng sâu răng. Có 90,6% số học sinh biết lựa chọn đúng loại bàn chải đánh răng nhưng chỉ có 11,5% số học sinh biết phải chải đủ 3 mặt của răng; có 84,3% số học sinh lựa chọn thời gian chải răng là 2 phút và 93,7% số học sinh lựa chọn chỉ chải răng 2 lần trong ngày. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ với bệnh sâu răng. Kết luận: Kiến thức chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ chưa tốt. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, đa dạng hơn để đánh giá mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ với bệnh sâu răng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sâu răng, kiến thức, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2019; 24-25.
3. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 2011;793:91-96.
4. Ngô Văn Toàn, Vũ Mạnh Tuấn. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Răng Hàm Mặt. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2021:47-60.
5. Trần Tấn Tài (2016). Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường Tiểu học ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.
6. Trần Thị Kim Thúy, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu Hà. Thực trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm và một số thói quen vệ sinh răng miệng ở học sinh 7-8 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam, 2019;474(2):103-107.
7. Xiangyu Sun, Eduardo Bernabe ́, Xuenan Liu, et al (2017). Early life factors and dental caries in 5-year-old children in China. Journal of Dentistry, S0300-5712(17), 30152-5.
8. Tamara Pawlaczyk-Kamieńska, Natalia Torlińska-Walkowiak, Maria Borysewicz-Lewicka. The relationship between oral hygiene level and gingivitis in children. Adv Clin Exp Med., 2018;27(10), 1397–1401.