KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, NHU CẦU TƯ VẤN VỀ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

Vũ Văn Đẩu1,, Phạm Thị Thu Hiền1, Nguyễn Hải Lâm1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, nhu cầu tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư của người chăm sóc chính người bệnh ung thư đang điều trị tại trung tâm ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nghiên cứu trên 232 người chăm sóc chính của bệnh nhân ung thư cho thấy đa số là nữ (65,0%); Nguồn thông tin về dinh dưỡng qua bạn bè người thân là nhiều nhất 50,4%; Kiến thức dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư của người chăm sóc chính: 85,3% cho rằng bệnh nhân ung thư cần ăn đa dạng các loại thực phẩm; Phần lớn đồng ý là không được sử dụng rượu bia hay thuốc lá (96,6%), 65,1% không biết tác dụng của omega 3 hay EPA với người bệnh ung thư; Có 86,6% đã tìm hiểu thông tin về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, 96,6% có nhu cầu tư vấn về dinh dưỡng, 86,2% cho rằng dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vẫn có một tỷ lệ cao người chăm sóc chính chưa có kiến thức, thái độ tốt về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư. Hầu hết người chăm sóc chính mong muốn được tư vấn về dinh dưỡng. Cán bộ y tế cần làm tốt hơn trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư và người chăm sóc chính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Julia Álvarez Hernández và các cộng sự. (2012), "Prevalence and costs of multinutrution in hospitalized patients; the PREDyCES study".
2. William Allen Banks (2001), "Anorectic effects of circulating cytokines: role of the vascular blood-brain barrier", Nutrition. 17(5), tr. 434-437.
3. Freddie Bray và các cộng sự. (2018), "Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries", CA: a cancer journal for clinicians. 68(6), tr. 394-424.
4. Renata Gorjao và các cộng sự. (2019), "New insights on the regulation of cancer cachexia by N-3 polyunsaturated fatty acids", Pharmacology therapeutics. 196, tr. 117-134.
5. Timothy J Key và các cộng sự. (2004), "Diet, nutrition and the prevention of cancer", Public health nutrition. 7(1a), tr. 187-200.
6. Nguyễn Thị Hồng Tiến (2018), Nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh và người nhà người bệnh tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều 2018, Hội nghị dinh dưỡng, chủ biên, Viện dinh dưỡng lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, tr. 33-40.
7. Nguyễn Thị Lâm, Lê Danh Tuyên và và Phạm Thị Thu Hương (2019), Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Paula Ravasco (2019), "Nutrition in cancer patients", Journal of clinical medicine.8(8), tr.1211-21.