ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM, XOA BÓP BẤM HUYỆT KẾT HỢP TÚI CHƯỜM THẢO DƯỢC ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp túi chườm thảo dược điều trị đau thần kinh tọa; 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp túi chườm thảo dược. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước - sau điều trị; 40 người bệnh đủ tiêu chuẩn được điều trị bằng phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp túi chườm thảo dược. Kết quả: Sau 15 ngày điều trị, mức độ đau VAS giảm từ 5.33 ± 1.05 điểm xuống 1.75 ± 1.15 điểm (p < 0.05); độ giãn cột sống thắt lưng (CSTL) từ 2.08 ± 0.71 cm tăng lên 3.93 ± 0.54 cm (p < 0.05);khoảng cách tay – đất trung bình giảm từ 25.93 ± 6.31 cm xuống 13.08 ± 5.06 cm; thang điểm chức năng sinh hoạt hàng ngày Oswestry Disability Index (ODI) từ 49.2 ± 9.43 % giảm xuống 24.3 ± 9.89 % (p < 0.05). Kết luận: Điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp túi chườm thảo dược có tác dụng cải thiện điểm đau VAS, độ giãn CSTL, khoảng cách tay đất và chỉ số ODI trong điều trị bệnh nhân đau TKT; Chưa ghi nhận tác dụng không mong muốn trên người bệnh nghiên cứu
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đau thần kinh tọa, túi chườm thảo dược
Tài liệu tham khảo

2. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, tr 72 – 78.

3. Bộ Y tế (2020).“Quy trình y học cổ truyền, chườm ngải cứu”; Quy trình số 7.

4. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 157-163, tr 358-363.

5. Nguyễn Nhược Kim (2009). Phương tễ học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 66 -71.

6. Bộ môn Phục hồi Chức năng, Đại học Y Hà Nội (2019). Phục hồi chức năng (Sách dùng cho bác sĩ định hướng chuyên khoa), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 49-50.
