TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG STENOTROPHOMONAS MALTOPHILIA PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH 2019-2023

Nguyễn Văn An1, Nguyễn Thị Hải2, Nguyễn Hoàng Việt3, Lê Hạ Long Hải3,4,
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
3 Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Stenotrophomonas maltophilia là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng. Hơn nữa, các chủng vi khuẩn S. maltophilia đang gia tăng sự đề kháng với các kháng sinh. Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định một số đặc điểm dịch tễ học và tính kháng kháng sinh của các chủng S. maltophilia phân lập được tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh từ 2019 đến 2023. Kết quả: Trong 42 chủng S. maltophila phân lập được, có 59,5% phân lập từ người bệnh ≥ 60 tuổi, 54,8% từ nam giới, 76,2% từ các khoa hệ Nội và 73,8% từ máu. Tỷ lệ các chủng S. maltophilia đề kháng với Levofloxacin (LVX) và Trimethoprime-Sulfamethoxazole (SXT) lần lượt là 5,7% và 11,9%. Các khoa ICU có tỷ lệ phân lập được S. maltophilia đề kháng với kháng sinh cao nhất. Các chủng đề kháng với LVX đều đề kháng với SXT. Kết luận: Cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng LVX để điều trị các nhiễm khuẩn do S. maltophilia. Công tác giám sát kháng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn cần được quan tâm đặc biệt để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu sự lan truyền các chủng vi khuẩn đề kháng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn An và Lê Hạ Long Hải, Đặc điểm phân bố và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia phân lập tại bệnh viện quân y 103. Nghiên cứu y học, 2023. 531(2): p. 37-41.
2. Cho, S.Y., et al., Can levofloxacin be a useful alternative to trimethoprim-sulfamethoxazole for treating Stenotrophomonas maltophilia bacteremia? Antimicrob Agents Chemother, 2014. 58(1): p. 581-3.
3. Duan, Z., et al., Molecular epidemiology and risk factors of Stenotrophomonas maltophilia infections in a Chinese teaching hospital. BMC Microbiol, 2020. 20(1): p. 294.
4. Falagas, M.E., et al., Attributable mortality of Stenotrophomonas maltophilia infections: a systematic review of the literature. Future Microbiol, 2009. 4(9): p. 1103-9.
5. Gales, A.C., et al., Antimicrobial Susceptibility of Acinetobacter calcoaceticus-Acinetobacter baumannii Complex and Stenotrophomonas maltophilia Clinical Isolates: Results From the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (1997-2016). Open Forum Infect Dis, 2019. 6 (Suppl 1): p. S34-S46.
6. Gulmez, D. and G. Hascelik, Stenotrophomonas maltophilia: antimicrobial resistance and molecular typing of an emerging pathogen in a Turkish university hospital. Clin Microbiol Infect, 2005. 11(11): p. 880-6.
7. Sader, H.S., et al., Frequency and antimicrobial susceptibility of Gram-negative bacteria isolated from patients with pneumonia hospitalized in ICUs of US medical centres (2015-17). J Antimicrob Chemother, 2018. 73(11): p. 3053-3059.
8. Wang, C.H., et al., Levofloxacin-resistant Stenotrophomonas maltophilia: risk factors and antibiotic susceptibility patterns in hospitalized patients. J Hosp Infect, 2020. 104(1): p. 46-52.