ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG

Cao Trần Thanh Phong1, Lê Tấn Phước2, Nguyễn Thị Thanh Tuyền1, Trần Đỗ Thanh Phong1,
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bằng phác đồ nối tiếp trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori dương tính tại khoa khám bệnh viện đa khoa tỉnh tiền giang năm 2023-2024. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 148 bệnh nhân từ 15 tuổi, được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng do H.pylori đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Tiền Giang năm 2023-2024. Kết quả: Tỷ lệ tiêu trừ H. pylori thành công của phác đồ nối tiếp là 89,3%. Tiệt trừ H.pylori thất bại của phác đồ nối tiếp là 10,7%. Bệnh nhân cắt được cơn đau chiếm 90,4%, bệnh nhân vẫn còn đau chiếm 9,6%. Cắt cơn đau sau 1 tuần điều trị chiếm 53,8%, cắt cơn đau sau 2 tuần chiếm 26%, cắt cơn đau sau 3 tuần chiếm 10,6%, còn đau chiếm 9,6% đó là những bệnh nhân vẫn chưa lành ổ loét. Lành sẹo ổ loét chiếm 83%, chưa lành sẹo ổ loét chiếm 17%. Lành sẹo là 87,2%, loét thu nhỏ <50% chiếm 11,5%, loét như cũ chiếm 1,3% nhóm LDD; lành sẹo là 79,2%, loét thu nhỏ <50% chiếm 12,5%, 50% chiếm 40% nhóm LDDTT. Bệnh nhân có tác dụng phụ chiếm 16,1%, bệnh nhân không có tác dụng phụ chiếm 83,9%. Trong đó cảm giác đắng miệng chiếm 14,3%, nhức đầu chiếm 7,15%, buồn nôn, nôn chiếm 3,6%, tiêu chảy 2,7%, mẫn ngứa da chiếm 0,9%, triệu chứng đắng miệng thường gặp nhất, đa số các tác dụng phụ thường nhẹ thoa qua tự giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2022), Dược lý học tập 2 Sách đào tạo dược sĩ đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr. 104-109.
2. Ngô Quý Châu (2022), Bệnh học nội khoa tập 2, NXB Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Hằng (2016), "Đánh giá hiệu quả phác đồ bộ ba điều trị viêm dạ dày nhiễm h.pylori tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang", Tạp chí Hội nghị Khoa học Kỹ thuật ngành Y tế Tiền Giang năm 2016, (01): 24 - 29.
4. Hoàng Trọng Thảng (2014), Giáo trình sau đại học bệnh tiêu hóa gan mật, NXB Đại học Huế, Huế. tr.105 - 131.
5. Antonio Tursi, Marcello Picchi, Walter Elisei (2012), "Efficacy and Tolerability of a Third- Line, Levofloxacin-Based 10- Day Sequential Theraphy in Curing Helicobacter pylori injection", J.Gastroenterology, pp.133-138.