NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, SÀNG LỌC TRƯỚC SINH Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023 - 2024

Trần Ngọc Huỳnh Nga1,, Huỳnh Quốc Thắng2, Huỳnh Minh Chín, Lê Nguyễn Đăng Khoa3
1 Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Sở Y tế tỉnh Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 2 – 3%, tương đương khoảng 3 triệu trẻ được sinh ra mỗi năm trên thế giới.Trẻ dị tật bẩm sinh có tỷ lệ nhập viện và chi phí điều trị cao. Thực hiện sàng lọc trước sinh có hiệu quả trong việc phát hiện sớm những bất thường thai và có hướng xử trí kịp thời, giảm trẻ sinh ra bị dị tật. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh 3 tháng đầu thai kỳ ở phụ nữ mang thai tại huyện Dầu Tiếng năm 2023 - 2024. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh ở phụ nữ mang thai tại huyện Dầu Tiếng năm 2023 – 2024. 3. Đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe về sàng lọc trước sinh ở phụ nữ mang thai tại huyện Dầu Tiếng năm 2023 - 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp can thiệp không nhóm chứng trên 360 phụ nữ mang thai từ 8 – 11 tuần đang cư trú trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương. Kết quả: Trong 360 phụ nữ khảo sát, tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về sàng lọc trước sinh chiếm tỷ lệ lần lượt là 43,3%, 31,1%, 43,1%. Thai phụ có thu nhập từ 4.680.000 – 9.630.000 đồng có kiến thức cao gấp 1,921 (KTC 95%: 1,125-3,278) so với thai phụ có thu nhập <4.680.000 đồng (<0,05). Thai phụ có trình độ học vấn cao, có bảo hiểm y tế, kiến thức đạt và thực hành đạt có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại. Sau can thiệp, tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về sàng lọc trước sinh tăng cao hơn so với trước can thiệp, lần lượt là 96,5% (CSHQ: 120,5%, p<0,001), 78,1% (CSHQ: 150,9%, p<0,001), 92,2% (CSHQ: 114,2%, p<0,001).Kết luận: Nghiên cứu cho thấy rằng các chương trình giáo dục sức khỏe có hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi về sàng lọc trước sinh ở phụ nữ mang thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Thu Huyền and Vũ Thị Nhung, Kiến thức, thái độ, hành vi về sàng lọc trước sinh ở quí 1 và các yếu tố liên quan của thai phụ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2018. 23(2): p. 101-107.
2. Trần Thị Mộng Tuyền, Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022. Tạp chí Y học Dự phòng, 2022. 32(6): p. 105-115.
3. Bùi Minh Hiền, Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ và dịch vụ sàng lọc trước sinh Vol. 532. 2023, Luận án tiến sĩ Y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
4. Đỗ Thị Nhiên, Đinh Thị Phương Hoà, and Lê Minh Thi, Kiến thức, thái độ của phụ nữ từ 20-35 tuổi về dự phòng dị tật bẩm sinh và một số yếu tố liên quan tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk năm 2019. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Tập, 2021. 5: p. 27-36.
5. Pop-Tudose, M.E., et al., Attitude, knowledge and informed choice towards prenatal screening for Down Syndrome: a cross-sectional study. BMC Pregnancy and Childbirth, 2018. 18: p. 1-8.