KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT VỠ TÀ TRÀNG DO CHẤN THƯƠNG

Nguyễn Quang Huy1,, Hồ Đặng Đăng Khoa1, Trần Văn Sóng1, Phạm Thanh Trung1
1 Bệnh viện 115, TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả phẫu thuật vỡ tá tràng. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân vỡ tá tràng được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 01/2019 đến 9/2023. Kết quả: Có 16 bệnh nhân gồm 13 nam và 3 nữ, tuổi trung bình 47 (thay đổi từ 25 đến 88). Có 11 trường hợp do tai nạn giao thông và 5 trường hợp tai nạn lao động. Chụp cắt lớp vi tính giúp phát hiện tụ máu thành tá tràng (18,8%), vỡ tá tràng (6,3%), khí tự do ổ bụng và khí sau phúc mạc (81,3%), dịch tự do ổ bụng và dịch sau phúc mạc 81,3%. Tổn thương D1 12,5%, D2 62,5%, D3 12,5%, D4 6,3%, D3 và D4 có 1 trường hợp. Tổn thương độ I (0%), độ II (75%), độ III (12,5%), độ IV (6,3%), độ V (6,3%). 68,8% được khâu chỗ vỡ tá tràng, 12,5% cắt đoạn tá tràng, nối kiểu Roux, 6,3% khâu chỗ vỡ kèm đắp patch, 6,3% phẫu thuật cắt khối tá tụy. 93,8% được giải áp tá tràng. 50% biến chứng sau mổ: sốc nhiễm trùng nhiễm độc 25%, nhiễm trùng vết mổ 18,8%, bục miệng nối 6,3%. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 10 ± 6,77 ngày. Tỉ lệ tử vong là 31,3%. Kết luận: Vỡ tá tràng là thương tổn nặng, thường trong bệnh cảnh đa chấn thương. Phẫu thuật tương đối phức tạp thay đổi theo mức độ thương tổn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ Thành Công, Đỗ Văn Sơn, Trần Hồng Vũ, (2002). "Nhân 126 trường hợp tổn thương tạng rỗng dp chấn thương và vết thương thấu bụng". Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội Ngoại khoa Việt Nam, số tháng 05/2002, 94-99.
2. Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Bá Nhuận, Võ Tấn Long, (2007). "Tổng kết kinh nghiệm xử trí 195 trường hợp chấn thương và vết thương tá tràng trong 27 năm tại Bệnh viện Chợ Rẫy". Y học TP. Hồ Chí Minh 8, 82-96.
3. Nguyễn Văn Hương, (2014). "Một số nhận xét về lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả giải phẫu vỡ tá tràng do chấn thương bụng". Tạp chí Y học Thực hành 916, 11-15.
4. Adkins R.B., Jr., Keyser J.E., (1985). "Recent experiences with duodenal trauma". Am Surg 51, 121-131.
5. Rathore M.A., Andrabi S.I., Najfi S.M. et al., (2007). "Injuries to the duodenum-- prognosis correlates with body Injury Severity Score: a prospective study". Int J Surg 5, 388-393.
6. Trịnh Văn Tuấn, (2008). "Nghiên cứu đánh giá tổn thương giải phẫu, các chỉ định và kỹ thuật xử trí chấn thương tá tụy". Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Velmahos C., (2013). "Duodenum", Penetrating Trauma. (Springer, pp. 325- 333.)
8. Gao J., Li H., Yang J. et al., (2023). "Surgical management of duodenal injury: experience from 92 cases". European Journal of Trauma and Emergency Surgery 49, 1367-1374.