KẾT QUẢ XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN III CỦA CHUYỂN DẠ TRONG DỰ PHÒNG BĂNG HUYẾT SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Bích Huệ1,, Nguyễn Thị Hương1, Trịnh Thị Huyền1, Đinh Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Kim Tiến2, Lê Đức Thọ2
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả xử trí tích cực giai đoạn III của chuyển dạ trong dự phòng băng huyết sau sinh tại Trung tâm sản phụ khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 645 sản phụ được theo dõi sinh thường tại Trung tâm sản phụ khoa, Bệnh viện trung ương Thái Nguyên từ 01/03/2023 đến 30/09/2023. Kết quả: Lượng máu mất trung bình trong giai đoạn III chuyển dạ là 130,7±79,4ml. Thời gian trung bình của giai đoạn III chuyển dạ 6,7 ± 1,9 phút. Tỉ lệ kiểm soát tử cung 65,6%. Tỉ lệ sử dụng Oxytocin là 100,0%; sử dụng thêm Methylergometrin là 31,2%; Duratocin là 17,8% và Misoprostol là 5,4%. Tỉ lệ biến chứng sót rau 0,7%; đờ tử cung 0,3% và tử cung co hồi chậm là 1,1%. Kết luận: Xử trí tích cực giai đoạn III của chuyển dạ trong dự phòng băng huyết sau sinh đạt kết quả cao, cần chỉ định để giúp rút ngắn được thời gian bong-sổ rau, làm giảm tỉ lệ băng huyết sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngọc Bích (2010), Nghiên cứu về kiểm soát tử cung ở sản phụ được xử trí tích cực giai đoạn III chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Văn Thị Kim Huệ (2012), "Đánh giá hiệu quả phương pháp xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ trong dự phòng băng huyết sau sinh", Tạp chí Phụ sản, 10 (1), tr. 37-44.
3. Võ Văn Minh Quang (2007), "Nghiên cứu xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ bằng oxytocin tại Trung tâm Y tế huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Phụ sản, (Số đặc biệt (03-04)), tr. 117-123.
4. Nguyễn Hoàng Tuấn, Huỳnh Thị Thu Thủy, Phạm Thanh Hải (2015), "Hiệu quả của Oxytocin truyền tĩnh mạch trong dự phòng băng huyết sau sinh", Tạp chí Phụ sản, 13 (02 - Phụ bản), tr. 24-26.
5. Chikkamath B. Sumangala, Katageri M. Geetanjali, Mallapur A. Ashalata, et al. (2021), "Duration of third stage labour and postpartum blood loss: a secondary analysis of the WHO CHAMPION trial data", Reproductive Health, 18 (1), pp. 230.
6. Güngördük K., Olgaç Y., Gülseren V., et al. (2018), "Active management of the third stage of labor: A brief overview of key issues", Turk J Obstet Gynecol, 15 (3), pp. 188-192.
7. Oladapo O.T. and Fawole A.O. (2007), "Adoption and practice of evidence-based obstetric care among Nigerian obstetricians", Journal of obstetrics and gynaecology: the journal of the Institute of Obstetrics and Gynaecology, 27 (3), pp. 279-281.
8. Van Ast M., Goedhart M.M., Luttmer R., et al. (2019), "The duration of the third stage in relation to postpartum hemorrhage", Birth, 46 (4), pp. 602-607.