THỰC TRẠNG KIẾN THỨC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ HÀNH VI ĐIỀU TRỊ, DỰ PHÒNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2023

Đỗ Thị Mai1,, Phạm Thị Hương Xuân1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các bệnh không lây nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước do tỷ lệ mắc bệnh cao và số người tử vong do bệnh không lây ngày một tăng lên. Người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm cao đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường. Tuy nhiên tỷ lệ người cao tuổi tiếp cận với kiến thức về các bệnh này còn hạn chế. Đối với những trường hợp người cao tuổi biết mình bị bệnh nhưng hành vi khám, điều trị chưa phù hợp. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức về các bệnh không lây nhiễm và hành vi điều trị, dự phòng tại một số xã, phường tỉnh Nam Định năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành ở 384 người cao tuổi tại 4 xã huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi biết tăng huyết áp có chỉ số huyết áp tối đa >140mmHg (77,6%); có 30,2% người cao tuổi biết tăng huyết áp có chỉ số tối thiểu >90 mmHg, NCT biết người bị bệnh đái tháo đường có chỉ số đường huyết lúc đói > 5,0mmol/L là 39,6%. Có 13,3% đối tượng chưa từng đo huyết áp, 22,1% NCT đã từng thử đường máu trong thời gian qua. Khám định kỳ: trong số những người mặc bệnh (đã được khám và chẩn đoán)  tỷ lệ người bị bệnh có khám định kỳ chỉ chiếm tỷ lệ 54,6% (tăng huyết áp), 29,4% )đái tháo đường). Tỷ lệ NCT mắc bệnh có thay đổi thói quen lối sống và chế độ ăn uống với bệnh THA và ĐTĐ lần lươt là 53,7% và 70,6%; không thay đổi thói quen lối sống và chế độ ăn là 46,3% với bệnh THA và 29,4% với bệnh ĐTĐ. Kết luận: Tỷ lệ Người cao tuổi có kiến thức về các chỉ số nhận biết bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường còn thấp; những người cao tuổi bị bệnh có hành vi khám sức khỏe định kỳ và điều trị thường xuyên còn thấp là các chỉ số đáng báo động. Cần có những giải pháp can thiệp thích hợp với đối tượng để họ có nhận thức được việc cần phải theo dõi sức khẻo

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2016). Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015.
2. Nguyễn Lân Việt (2011), Phòng chống bệnh tăng huyết áp – Giảm gánh nặng bệnh tật. Chương trình quốc gia phòng chống Tăng huyết áp.
3. Lozano R, et al (2012). Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. The Lancet. 380 (9895): 2095-2128.
4. World Health Organization (2016). Ước tính của 86 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019 WHO về gánh nặng bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2016.