TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG VÀ KẾT CỤC NGẮN HẠN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ LIÊN QUAN RUNG NHĨ

Nguyễn Bá Thắng1, Đặng Quang Huy2, Lê Thuỵ Minh An1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhân dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chỉ định và lựa chọn thuốc kháng đông đường uống (OAC) và xác định tỷ lệ các biến cố gộp trong vòng 90 ngày sau điều trị thuốc kháng đông ở người bệnh nhồi máu não kèm rung nhĩ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu với dân số chọn mẫu là bệnh nhân nhồi máu não cấp hoặc cơn thoáng thiếu máu não kèm rung nhĩ điều trị nội trú tại khoa Thần Kinh bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM trong thời gian 01/2018 đến 02/2022. Kết quả: Kết quả hồi cứu gồm 277 trường hợp người bệnh đột quỵ nhồi máu não cấp kèm rung nhĩ. Tổng số người bệnh chỉ định sử dụng OAC lúc xuất viện là 227 trường hợp (82,67%). Trong đó, 13,54% trường hợp được chỉ định kháng vitamin K (VKA), 86,46% trường hợp được chỉ định kháng đông trực tiếp (DOAC). Tỷ lệ các biến cố gộp trong quá trình theo dõi lần lượt là: xuất huyết nội sọ, tiêu hóa (4,5%); xuất huyết da niêm (2,7%), thuyên tắc – huyết khối (1,83%). Kết luận: Tỷ lê dùng thuốc kháng đông đặc biệt là DOAC sau nhồi máu não cấp kèm rung nhĩ phổ biến vì tính hiệu quả và an toàn của nó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thị Thùy Quyên, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Đức Công. Tỉ lệ điều trị thuốc chống huyết khối theo thang điểm chads2/cha2ds2-vasc trên người cao tuổi rung nhĩ không do bệnh lí van tim. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2015; 19 (1):37.
2. Arihiro S, Todo K, Koga M, et al. Three-month risk-benefit profile of anticoagulation after stroke with atrial fibrillation: The SAMURAI-Nonvalvular Atrial Fibrillation (NVAF) study. 2016;11(5):565-574. doi:10.1177/1747493016632239
3. Hwong WY, Abdul Aziz Z, Sidek NN, et al. Prescription of secondary preventive drugs after ischemic stroke: results from the Malaysian National Stroke Registry. BMC Neurology. 2017/11/23 2017;17(1):203. doi:10.1186/s12883-017-0984-1
4. Nilanont Y, Nidhinandana S, Suwanwela NC, et al. Quality of Acute Ischemic Stroke Care in Thailand: A Prospective Multicenter Countrywide Cohort Study. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases. 2014/02/01/ 2014; 23(2): 213-219. doi:10.1016/ j.jstrokecerebrovasdis. 2012.12.001
5. Paciaroni M, Agnelli G, Falocci N, et al. Early Recurrence and Major Bleeding in Patients With Acute Ischemic Stroke and Atrial Fibrillation Treated With Non-Vitamin-K Oral Anticoagulants (RAF-NOACs) Study. Journal of the American Heart Association. Nov 29 2017;6(12) doi:10.1161/jaha.117.007034
6. Rodríguez-Bernal CL, Sanchez-Saez F, Bejarano-Quisoboni D, Riera-Arnau J, Sanfélix-Gimeno G, Hurtado I. Real-World Management and Clinical Outcomes of Stroke Survivors With Atrial Fibrillation: A Population-Based Cohort in Spain. Original Research. 2021-December-13 2021;12doi: 10.3389/fphar.2021. 789783
7. Seiffge DJ, Traenka C, Polymeris A, et al. Early start of DOAC after ischemic stroke: Risk of intracranial hemorrhage and recurrent events. Neurology. Nov 1 2016;87(18):1856-1862. doi:10.1212/wnl.0000000000003283