ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ELIZABETHKINGIA MENINGOSEPTICA PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 GIAI ĐOẠN 2014-2022

Hoàng Xuân Quảng1,, Hà Thị Thu Vân1, Nguyễn Văn An1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm phân bố và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Elizabethkingia meningoseptica tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014 – 2022. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là các chủng E. meningoseptica gây bệnh phân lập được trong giai đoạn 2014-2022. Kết quả: Có 38 chủng E. meningoseptica phân lập được trong giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, 60,53% số chủng phân lập được ở nhóm người bệnh từ 60 tuổi trở lên, cao nhất trong các nhóm tuổi. E. meningoseptica phân lập được ở nam giới (78,95%) cao gấp gần 4 lần ở nữ giới (21,05%). E. meningoseptica phân lập được nhiều nhất ở bệnh phẩm hô hấp (55,26%) và tại trung tâm Hồi sức cấp cứu (chiếm 73,68%), không có chủng nào phân lập được ở các khoa ngoại. E. meningoseptica có tỉ lệ kháng rất cao (96,3%-100,0%) với các kháng sinh phổ rộng như ceftazidime, cefepime, imipenem, meropenem. E. meningoseptica nhạy cảm với trimethoprim/ sulfamethoxazole (53,33%), fluoroquinolones (ciprofloxacin: 32,26%, levofloxacin: 37,93%). Kết luận: E. meningosepticum kháng cao với hầu hết các kháng sinh được thử nghiệm, chỉ còn một số chủng nhạy cảm với một số kháng sinh. Điều này cho thấy cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để giảm tỉ lệ kháng kháng sinh của E. meningosepticum góp phần nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Kiến Mậu. Nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn đa kháng thuốc Elizabethkingia meningoseptica. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2019;23:40-44.
2. Clinical Microbiology procedured handbook. American Society for Microbiology. Clinical Microbiology procedured handbook ASM Press 2016.
3. Clinical and Laboratory Standards Institute. Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing (M100). 2023.90-92.
4. González LJ, Vila AJ. Carbapenem resistance in Elizabethkingia meningoseptica is mediated by metallo-β-lactamase BlaB. Antimicrob Agents Chemother. 2012;56(4):1686-1692.
5. Hsu MS, Liao CH, Huang YT, et al. Clinical features, antimicrobial susceptibilities, and outcomes of Elizabethkingia meningoseptica (Chryseobacterium meningosepticum) bacteremia at a medical center in Taiwan, 1999-2006. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2011;30(10):1271-1278.
6. Jean S-S, Hsieh T-C, Ning Y-Z, Hsueh P-R. Role of vancomycin in the treatment of bacteraemia and meningitis caused by Elizabethkingia meningoseptica. International Journal of Antimicrobial Agents. 2017;50(4):507-511.
7. Ratnamani MS, Rao R. Elizabethkingia meningoseptica: Emerging nosocomial pathogen in bedside hemodialysis patients. Indian J Crit Care Med. 2013;17(5):304-307.
8. Teres D. ICU-acquired pneumonia due to Flavobacterium meningosepticum. Jama. 1974;228(6):732.