KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ NÃO – TRỤC THẦN KINH SAU PHẪU THUẬT U NGUYÊN BÀO TỦY TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Trần Hoàng Hiệp1,, Doãn Trung Kiên2
1 Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Chợ Rẫy
2 Viện ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Quân Y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá kết quả điều trị phối hợp phẫu thuật và xạ trị não – trục thần kinh hỗ trợ sau phẫu thuật ở bệnh nhân u nguyên bào tủy tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả 31 bệnh nhân u nguyên bào tủy đã phẫu thuật được điều trị xạ trị não – trục thần kinh tại Khoa Xạ trị - Trung Tâm Ung Bướu - Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2018 đến 31/12/2023 (6 năm). Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1,38, trẻ em ≤ 16 tuổi chiếm 67,7%. Vị trí u thường gặp nhất là ở tiểu não (chiếm 65%), tiếp đến là não thất tư (26%). Kích thước u trung bình là 4,7 ± 0,9 cm (2,5 – 7 cm). 61% phẫu thuật trọn, 29% phẫu thuật phần lớn u và 10% phẫu thuật một phần. PFS trung vị là 53,4 ± 5,7 tháng, PFS 1 năm là 83,4%, 2 năm là 70,8%, 3 năm là 66,1%, 4 năm là 60,6% và 5 năm là 60,6%. OS trung vị là 58 ± 5,3 tháng, OS 1 năm là 90,1%, 2 năm là 74,3%, 3 năm là 69,3%, 4 năm là 69,3% và 5 năm là 69,3%. PFS và OS khi phẫu thuật trọn và hay phẫu thuật phần lớn u khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so với phẫu thuật chỉ một phần (p=0,001). Kết luận: Phối hợp phẫu thuật và xạ trị não – trục thần kinh hỗ trợ sau phẫu thuật mang lại kết quả rất khả quan trong điều trị bệnh lý u nguyên bào tủy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Liu Y. et al. (2005). Radiation treatment for medulloblastoma: a review of 64 cases at a single institute. Japanese journal of clinical oncology. 35(3): p. 111-115.
2. Khanna V. et al. (2017) Incidence and survival trends for medulloblastomas in the United States from 2001 to 2013. Journal of neuro-oncology, 135: p. 433-441.
3. Phạm Thanh Tuân, Kiều Đình Hùng, Phạm Cẩm Phương. (2023). Đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị phẫu thuật và xạ trị gia tốc u nguyên bào tủy tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí y học Việt Nam, Tập 528, tháng 7, số 2: p. 190-195.
4. Nalita N. et al. (2018). Survival and prognostic factors in pediatric patients with medulloblastoma in Southern Thailand. Journal of Pediatric Neurosciences, 13(2): p. 150-157.
5. Seidel C. et al. (2021). Radiotherapy in medulloblastoma—evolution of treatment, current concepts and future perspectives. Cancers, 13(23): p. 5945.
6. Tandian D. et al. (2021). Risk factors associated with post-therapeutic outcome for medulloblastoma: An experience from Indonesia. Asian Journal of Neurosurgery, 16(03): p. 494-499.
7. Thompson E.M. et al. (2016). Prognostic value of medulloblastoma extent of resection after accounting for molecular subgroup: a retrospective integrated clinical and molecular analysis. The lancet oncology, 17(4): p. 484-495.