NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TUYẾN GIÁP MẠN TÍNH HASHIMOTO

Trần Thị Bích Liên1,, Nguyễn Khoa Diệu Vân2
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu trên tổng 72 bệnh nhân được chẩn đoán viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto theo Leslie J De Groot1 khám và điều trị tại khoa Nội tiết- Đái tháo đường, khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 đến 9/2012 sau khi loại trừ bệnh nhân có: Tiền sử phẫu thuật tuyến giáp,  phụ nữ có thai, các loại viêm tuyến giáp khác. Tiêu chuẩn đánh giá: thể tích tuyến giáp2, nồng độ anti-TPO ≥ 34 UI/ml được cho là anti-TPO (+) và ngược lại, chức năng tuyến giáp3. Kết quả: viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto gặp ở nữ nhiều hơn nam (87,5% và 12,5%), chủ yếu gặp ở độ tuổi 40-60 (50%); triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là mệt mỏi (84,7%); nồng độ anti-TPO trung bình là 357,3 ± 243,36 UI/ml, nồng độ FT4 trung bình là 4,62 ± 4,32 pmol/l, nồng độ TSH trung bình là 73,66 ± 36,67 µU/ml. Trong nhóm bệnh nhân có anti-TPO (+), gặp chủ yếu là bệnh nhân  suy giáp lâm sàng (87,5%). Có mối tương quan nghịch biến giữa TSH với FT4 và thể tích tuyến giáp; tương quan đồng biến giữa thể tích tuyến giáp và FT4. Kết luận: Triệu chứng mệt mỏi gặp nhiều nhất, suy giáp lâm sàng ở bệnh nhân có nồng độ anti-TPO dương tính chiếm chủ yếu; có mối tương quan nghịch biến chặt chẽ giữa TSH và FT4.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Akamizu, Amino N. Y., and De Groot (2007) “Hashimoto’s Thyroiditis”, Http://Www.Thyroidmanager.Org.
2. Phạm Minh Thông, Đào Danh Vĩnh (2011), “Siêu Âm Tuyến Giáp”, Siêu Âm Tổng Quát, Nhà Xuất Bản Đại Học Huế, Tr.454-458,485-487.
3. Colin M.Dayan, M.D., Ph.D., and Gilbert H. Daniels, M.D (1996), “Chronic Autoimmune Thyroid”, The NEJM, Volume 335 Number 2.
4. Elizabeth N. Pearce (2003), “Thyroiditis”, NEJM, 384:2646-55.
5. Kristien Boelaert (2010), “Prevalence and Relative Risk of Other Autoimmune Diseases in Subjects with Autoimmune Thyroid Disease”, The American Journal of Medicine, 123:183.E1-183.E9.
6. Hoàng Tiến Hưng, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2009), “Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Một Số Nguyên Nhân Hay Gặp ở Bệnh Nhân Suy Giáp Tại Tuyến”, Luận Văn Thạc Sỹ y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
7. Eranga Himalee Siriweera (2010), “Profile of Hashimoto’s Thyroiditis in Sri Lankans: Is There an Increased Risk of Ancillary Pathologies in Hashimoto’s Thyroiditis?”, Journal of Thyroid Research.
8. Anca Staii (2010), “Hashimoto Thyroiditis Is More Frequency than Expected When Diagnosed by Cytology Which Uncovers a Pre-Clinical State”, Thyroid Research.
9. Phạm Văn Choang (2000), “Kết quả siêu âm tuyến giáp trong ba năm 1993-1995 tại Bệnh viện Nội tiết”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 23-26.
10. Livolsi VA (1994), “The Pathology of Autoimmune Thyroid Disease : A Review”, Thyroid, 4:333-9.