THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XUÂN THÀNH PHỐ BẮC KẠN

Lê Ngọc Diệp1,, Lê Hoàng Anh1, Vũ Thị Bích Nguyệt1, Dương Thị Phương Linh1, Nguyễn Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Hồng Minh1, Nguyễn Thị Hạnh1, Ngô Vũ Long1, Lê Thị Dung2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
2 Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định tỉ lệ, mức độ mắc sâu răng của học sinh 6 – 10 tuổi Trường tiểu học Đức Xuân thành phố Bắc Kạn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 700 học sinh từ 6 – 10 tuổi. Sâu răng được khám và chẩn đoán bởi bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt đã được tập huấn và định chuẩn theo tiêu chí chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (1997). Kết quả: Tỉ lệ sâu răng sữa là 67,1% với chỉ số sâu mất trám răng sữa là 5,06 ± 4,15 trong đó 3,74 ± 3,80 răng sâu, 1,10 ± 1,88 răng mất và  0,22 ± 0,81 răng trám. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn là 25,1% với chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 1,70 ± 2,13, trong đó 1,51± 1,30 răng sâu, 0,001 ± 0,08 răng mất và 0,19 ± 0,73 răng trám. Tỉ lệ sâu răng sữa ở nhóm 6 – 8 tuổi (79,9%) cao hơn ở nhóm 9 – 10 tuổi (41,2%). Sâu răng vĩnh viễn có xu hướng tăng dần theo tuổi: từ 18,1% ở nhóm 6 – 8 tuổi đến 47,1% ở nhóm 9 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc sâu răng sữa không khác biệt ở giới tính nam và nữ (p = 0,308). Tuy nhiên, tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nam cao hơn nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,021 (<0.05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

World Health Organization (2022). Global oral health status report: towards universal health coverage for oral health by 2030.
2. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính (2019). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 2019: nhà xuất bản y học. Tr24-25, 68 – 69.
3. Đào Thị Dung (2008), Đánh giá hoạt động mô hình điểm Nha học đường tại một số trường Tiểu học của Hà Nội, Tạp chí Thông tin y dược, 23-26.
4. Trần Tấn Tài (2016), Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y dược Huế.
5. Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009). Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của HS tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, tr.72-73.
6. Smadi L., Reem Azab, Rania Rodan, Feryal Khlaifat, Asma Abdalmohdi (2015), Prevalence and Severity of Dental Caries in school students aged 6 - 11 years in Tafelah Governorate –South Jordan: Results of National Woman’s Health Care Center Survey, OHDM, 14(1), pp.17-22.
7. Vũ Thị Định (2012), Xác định tỉ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 16, phụ bản của Số 4, tr. 98-111.