HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ MST TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH NGOẠI KHOA NỘI TRÚ BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2023

Phạm Thị Lan Phương1,, Đỗ Tất Thành1,2, Nguyễn Trần Thị Linh1, Chu Thị Trang1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tiên lượng nguy cơ suy dinh dưỡng của bộ công cụ MST trên người bệnh ngoại khoa nội trú bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 301 bệnh nhân ngoại khoa nội trú thuộc 19 khoa/phòng/trung tâm lâm sàng năm 2023 nhằm xác định hiệu quả việc ứng dụng phương pháp sàng lọc tình trạng dinh dưỡng bằng bộ công cụ MST cho người bệnh trước phẫu thuật. Thu thập số liệu dựa trên kết quả sàng lọc dinh dưỡng dựa trên các bộ công cụ được sử dụng trên lâm sàng bao gồm MST, NRS 2002, SGA, MUST và BMI. Kết quả: Kết quả cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán giá trị dự đoán dương tính và âm tính của bộ công cụ MST trên đối tượng người bệnh phẫu thuật lần lượt là 80,92%; 82,94%, 78,52% và 84,94%. Phương pháp MST có khả năng phân biệt tốt trường hợp bệnh nhân suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng (diện tích dưới đường cong là 0,8193). Kết luận: MST thể hiện độ nhạy, độ đặc hiệu phù hợp, chứng tỏ có thể được sử dụng như một công cụ hợp lệ để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng đối với người bệnh ngoại khoa tại bệnh viện hơn so với các phương pháp khác như NRS-2002, MUST, SGA, BMI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thu Hương, Nghiêm Nguyệt Thu, Trần Châu Nguyên và các cộng sự. (2006), "Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại Bệnh viện Bạch Mai". Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng. Đại học Y Hà Nội.
2. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010-2020. Thừa cân- béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Tr 25-64.
3. Mark H. DeLegge và Luke M. Drake (2008). Nutritional assessment. Nutrition and Gastrointestinal Diseases.
4. Greg R, Muller G. Impact of nutritional status on DRG length of stay. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 2004.
5. Bùi Thu Huyền và cộng sự. "Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước khi phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2021-2022.'' Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm 18 (2022): 25-33.
6. Phạm Thị Hương Len (2017). “Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh phẫu thuật đường tiêu hoá bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2016-2017”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội.
7. Kyle, U.G., Kossovsky, M.P., Karsegard, V.L., & Pichard, C. (2006). Comparison of tools for nutritional assessment and screening at hos- pital admission: A population study. Clinical Nutrition, 25, 409-417.
8. Victor, C.R., Healy, J., Thomas, A., & Seargeant, J. (2000). Older patients and delayed dis- charge from hospital. Health & Social Care in the Community, 8, 443-452.