ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN TÍNH ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH CÁN BỘ CAO CẤP - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Đỗ Thị Mai Hương1,, Lê Thị Diệu Hồng1, Lương Hải Đăng1, Nguyễn Trọng Đẳng1, Vũ Quỳnh Hương1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim mạn tính đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh cán bộ cao cấp-bệnh viện TƯQĐ 108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang với cỡ mẫu thuận tiện 78 bệnh nhân suy tim mạn tính. Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân thông qua bộ câu hỏi General Medication Adherence Scale (GMAS). Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,9 ± 14,8, trong đó chủ yếu là nhóm tuổi 70-80 chiếm 27%, suy tim chủ yếu NYHA II chiếm 50%. Tuân thủ điều trị theo thang điểm GMAS ở mức cao 32,12 ± 1,45, tuy nhiên vẫn tuân thủ kém do việc gặp khó khăn khi mua thuốc 2,19 ± 0,89 và quên uống thuốc khi mắc các bệnh nặng hơn 2,29 ± 0,28. Có mối tương quan vừa giữa tuân thủ điều trị thuốc suy tim với NT-ProBNP, với r: -0,45, p <0,05. Kết luận: Bệnh nhân càng tuân thủ điều trị thì tình trạng suy tim mạn tính càng ổn định và tiến triển tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2023), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính”.
2. Nguyễn Hữu Duy (2019), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc, kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim tâm thu trong chương trình quản lý suy tim ngoại trú tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội.
3. Nguyen Ngoc Huyen (2011), Factors related to self-care behaviors among older adults with heart failure in Thai Nguyen General Hospital, Vietnam, M.N.S. (Nursing Science), Burapha University
4. ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2016, European Heart Journal (2016) 37, 2129–2200
5. Son Youn-Jung, Won Mi Hwa (2018), "Psychometric Validation of the Korean Version of the 9-Item European Heart Failure Self-Care Behaviour Scale", Evaluation & the Health Professions, 0(0), pp. 0163278718817946
6. Vellone E., Jaarsma T., et al. (2014), "The European Heart Failure Self-care Behaviour Scale: new insights into factorial structure, reliability, precision and scoring procedure", Patient Educ Couns, 94(1), pp. 97-102
7. Koberich S., Glattacker M., et al. (2013), "Validity and reliability of the German version of the 9-item European Heart Failure Self-care Behaviour Scale", Eur J Cardiovasc Nurs, 12(2), pp. 150-8