NGHIÊN CỨU SỰ TIẾT MEN KHÁNG BETA-LACTAM CỦA TRỰC KHUẨN GRAM ÂM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Beta-lactamase là những men có khả năng phân huỷ hầu hết các kháng sinh họ Beta-lactam, kể cả carbapenem. Trực khuẩn Gram âm tạo men Beta-lactamase đã lan rộng ra khắp thế giới, dẫn đến nhiều nhiễm trùng phổ biến và đe doạ đến tính mạng con người, ngày càng khó điều trị hoặc không điều trị được. Mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ trực khuẩn Gram âm tiết men ESBL, AmpC và Carbapenemease. 2) Mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng trực khuẩn Gram âm phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trên 349 chủng vi khuẩn phân lập được tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ năm 2023 đến năm 2024. Kết quả: Trong nghiên cứu này, trực khuẩn Gram âm tiết men ESBL là 35,8%, kế đến là carbapenemase 25,2% và thấp nhất là tỷ lệ tiết men AmpC 6,9%. Tỷ lệ đề kháng của trực khuẩn Gram âm đối với nhóm kháng sinh fluoroquinolone và ức chế con đường folate > 50%. Acinetobacter baumannii kháng cao hầu hết các kháng sinh đang sử dụng trong bệnh viện hơn cả E.coli và K.pneumoniae, E.coli đề kháng thấp với nhóm carbapenem 13,6% - 14% và amikacin 0,7%. Tỷ lệ chung của các chủng trực khuẩn Gram âm đa kháng thuốc là 81,4%. Kết luận:Trực khuẩn Gram âm có tỷ lệ sinh men Beta-lactam và đa kháng kháng sinh chiếm tỷ lệ cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trực khuẩn Gram âm, ESBL, AmpC, carbapenem, đề kháng kháng sinh, đa kháng kháng sinh.
Tài liệu tham khảo

2. Lương Hồng Loan (2020), “Khảo Sát Trực Khuẩn Gram Âm Tiết Men Kháng Beta-Lactam Và Sự Đề Kháng Kháng Sinh”, Luận Văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Hồng Thị Khánh Ngân và cộng sự (2023), ”Tần Suất Vi Khuẩn Sinh Men Beta-Lactam Phổ Rộng Và Tính Đề kháng Kháng Sinh Của Chúng Tại Bệnh Viện Bình Dân”, Tạp Chí Y học Việt Nam, 528(2).

4. Nguyễn Chí Nguyễn và cộng sự (2022), “Tình Hình Đề Kháng Kháng Sinh Của Klebsiella Pneumoniae Được Phân Lập Từ Các Mẫu Bệnh Phẩm Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ Và Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ Năm 2021-2022”, Tạp chí Y học Việt nam, 517(2).

5. Trần Lĩnh Sơn và cộng sự (2022), “Sự Đề Kháng Carbapenem Của Vi Khuẩn Acinetobacter Baumannii Tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ Năm 2021-2022”, Tạp chí Y học Việt Nam, 518(2).

6. Al-Zalabani A., AlThobyane O.A., Alshehri A.H., et al (2020), “Prevalence of Klebsiella pneumoniae Antibiotic Resistance in Medina, Saudi Arabia, 2014-2018”, Cureus, 12(8), pp 9714.

7. Clinical and Laboratory Standards Institute - CLSI (2018) Performance standards for antimicrobial susceptibiblity testing (28th edition CLSI standard M100-S28), Wayne, PA, pp. 98-122.

8. Jacoby G. A. (2009) "AmpC beta-lactamases". Clin Microbiol Rev, 22 (1), 161-182.
