ĐẶC ĐIỂM BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI CỦA BỆNH SỞI NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Võ Triều Lý1,2,, Bùi Thị Nhất Hạnh1, Nguyễn Hoàng Phi2, Trần Đăng Khoa2, Vương Minh Nhựt2, Vũ Thị Hiếu3
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Khoảng 1/3 người lớn mắc sởi có biến chứng tổn thương đường hô hấp, trong đó viêm phổi có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng không hồi phục. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm biến chứng viêm phổi ở bệnh sởi người lớn và xác định các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, trên bệnh nhân ≥ 16 tuổi, có triệu chứng lâm sàng bệnh sởi và huyết thanh chẩn đoán sởi IgM dương tính, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Kết quả: Từ tháng 10/2018 đến 05/2020, 294 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn và nghiên cứu. Tuổi trung bình là 29 ± 6, tỉ lệ nam:nữ là 1:1,06. Có 17 bệnh nhân viêm phổi ở giai đoạn toàn phát và 8 bệnh nhân viêm phổi ở giai đoạn hồi phục. Trong số bệnh nhân bị viêm phổi, suy hô hấp chiếm 48% và 4 bệnh nhân viêm phổi nặng cần thở máy (16%). Tổn thương mô kẽ là dấu hiệu bất thường phổ biến nhất trên Xquang phổi (8/22 trường hợp). Có mối liên quan giữa nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo với tỉ lệ viêm phổi (p = 0,04). Phần lớn bệnh nhân được điều trị kháng sinh (85%). Kết luận: Viêm phổi mô kẽ gặp nhiều nhất. Viêm phổi cần hỗ trợ hô hấp chiếm tỉ lệ cao. Tỉ lệ biến chứng viêm phổi cao hơn ở nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cao Ngọc Nga, Nguyễn Hoài Phong, Đỗ Anh Tuấn, "Đặc điểm bệnh sởi trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới". Tạp chí Y học TP. HCM, 2011, 15, trang. 522-529.
2. Trần Đăng Khoa (2020), "Bệnh sởi", trong: Bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, trang. 260-276.
3. Dinh A., Fleuret V., Hanslik T., "Liver involvement in adults with measles". Int J Infect Dis, 2013, 17 (12), pp. e1243-4.
4. Mahamud A., Burton A., Hassan M., Ahmed J. A., Wagacha J. B., et al., "Risk factors for measles mortality among hospitalized Somali refugees displaced by famine, Kenya, 2011". Clin Infect Dis, 2013, 57 (8), pp. e160-6.
5. Organization World Health, Global Measles and Rubella Monthly Update 3/2019: Geneva, 2019.
6. Stahl J. P., Salmon D., Bruneel F., Caumes E., Freymuth F., et al., "Adult patients hospitalized for measles in France, in the 21st century". Med Mal Infect, 2013, 43 (10), pp. 410-6.
7. Sunnetcioglu M., Baran A. I., Sunnetcioglu A., Mentes O., Karadas S., et al., "Clinical and laboratory features of adult measles cases detected in Van, Turkey". J Pak Med Assoc, 2015, 65 (3), pp. 273-6.
8. Yasunaga H., Shi Y., Takeuchi M., Horiguchi H., Hashimoto H., et al., "Measles-related hospitalizations and complications in Japan, 2007-2008". Intern Med, 2010, 49 (18), pp. 1965-70.