KẾT QUẢ SƠ SINH CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP THAI PHỤ THỤ TINH ỐNG NGHIỆM MẮC TIỀN SẢN GIẬT SAU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả sơ sinh ở thai phụ thụ tinh ống nghiệm (TTTON) mắc tiền sản giật (TSG) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 65 thai phụ TTTON mắc tiền sản giật điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 07/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả: Tuổi thai trung bình lúc sinh là của trẻ sơ sinh là 35,0 ± 2,4 tuần, trong đấy tuổi thai trên 37 tuần chiếm 33,9%.. Tuổi thai trung bình lúc sinh ở nhóm đơn thai cao hơn so với nhóm đa thai (250 ngày (35 tuần 5 ngày) và 243 ngày (34 tuần 5 ngày)) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Phần lớn trẻ sơ sinh nặng > 1500g (90,8%), trong đó có 30% sản phụ mang đa thai có con sinh ra nhẹ hơn tuổi thai. Kết luận: Tuổi thai trung bình lúc sinh của các thai phụ TTON mắc TSG gần 36 tuần. Đa số trẻ có trọng lượng khi sinh > 1500g (90,8%). Tuổi thai trung bình và trọng lượng trẻ sơ sinh giữa nhóm đa thai và đơn thai không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 100% sơ sinh của thai phụ TTON đơn thai khoẻ mạnh, không ghi nhận trường hợp nào tử vong sau sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kết quả sơ sinh, tiền sản giật, thụ tinh trong ống nghiệm.
Tài liệu tham khảo
2. Tài, Ngô Văn (2001), Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng trong nhiễm độc thai nghén, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Muto, Haruka, et al. (2016), "Risk assessment of hypertensive disorders in pregnancy with maternal characteristics in early gestation: A single-center cohort study". 55(3), pp. 341-345.
4. Trương Thị Linh (2017), nghiên cứu giá trị của siêu âm doppler trong tiên lượng tình trạng sức khỏe của thai ở thai phụ tiền sản giật, Trường Đại học Y dược - Đại học Huế.
5. Murphy, Deirdre J and Stirrat, Gordon M (2000), "Mortality and morbidity associated with early-onset preeclampsia", Hypertension in pregnancy. 19(2), pp. 221-231.
6. Tế, Bộ Y (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa.
7. Duyệt, Phan Trường (1994), Nhiễm độc thai nghén, Tài liệu học tập, Vol. 994, Viện BVBMTSS.
8. Ngô Thị Uyên (2014), Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần, Trường Đại học Y Hà Nội.