NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHI DƯỚI 6 TUỔI BỎNG RẤT NẶNG

Trần Đình Hùng1,2,, Ngô Tuấn Hưng1,2
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong ở bệnh nhi dưới 6 tuổi bỏng rất nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 229 bệnh nhân (BN) trẻ em (0-6 tuổi), diện tích bỏng ≥ 30% diện tích cơ thể (DTCT) điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ 1/1/2018 -  31/12/2022. BN được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị. Kết quả: Tỷ lệ tử vong 7%. Phân tích đa biến cho thấy diện tích bỏng sâu (DTBS) và thời điểm vào viện sau 24 giờ bị bỏng có mối liên quan độc lập với tử vong (p < 0,05). Sự gia tăng 1% diện tích bỏng sâu làm tăng nguy cơ tử vong lên 0,11 đơn vị, vào viện sau 24 giờ bị bỏng làm tăng nguy cơ tử vong lên 1,78 đơn vị. Giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhi ≤ 6 tuổi bỏng rất nặng của diện tích bỏng sâu và thời gian vào viện sau bỏng với diện tích dưới đường cong (AUC) tương ứng là 0,73 và 0,64. Khi kết hợp thời điểm vào viện sau bỏng và diện tích bỏng sâu, giá trị tiên lượng tử vong tăng lên đáng kể, ở mức tốt (AUC = 0,84; p < 0,05). Kiểm định Hosmer – Lemeshow cho thấy phương trình hồi quy kết hợp thời điểm vào viện sau bỏng và diện tích bỏng sâu phù hợp với tử vong (ꭓ2 = 8,62; p > 0,05). Kết luận: Sự gia tăng diện tích bỏng sâu và thời điểm vào viện sau 24 giờ bị bỏng làm tăng nguy cơ tử vong. Giá trị tiên lượng tử vong của thời điểm vào viện sau bỏng kết hợp với diện tích bỏng sâu ở mức tốt

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cheng W., Shen C., Zhao D. et al. (2019) The epidemiology and prognosis of patients with massive burns: A multicenter study of 2483 cases. Burns, 45 (3), 705-716.
2. Nia K.S., Razzaghi A., Rahmani F. et al. (2020) Pediatric Burn Outcome; Diagnostic Value of R-Baux and P-Baux Scores. Research Square, 1-14.
3. Svee A., Jonsson A., Sjöberg F. et al. (2016) Burns in Sweden: temporal trends from 1987 to 2010. Annals of burns and fire disasters, 29 (2), 85.
4. Chelidze K.I., Lim C.C., Peck R.N. et al. (2016) Predictors of mortality among pediatric burn patients in East Africa. Journal of Burn Care & Research, 37 (2), e154-e160.
5. Tiruneh C.M., Belachew A., Mulatu S. et al. (2022) Magnitude of mortality and its associated factors among Burn victim children admitted to South Gondar zone government hospitals, Ethiopia, from 2015 to 2019. Italian journal of pediatrics, 48 (1), 12.
6. Martens S., Romanowksi K., Palmieri T. et al. (2023) Massive Pediatric Burn Injury: A 10-Year Review. Journal of Burn Care & Research, 44 (3), 670-674.
7. Chalya P.L., Mabula J.B., Dass R.M. et al. (2011) Pattern of childhood burn injuries and their management outcome at Bugando Medical Centre in Northwestern Tanzania. BMC research notes, 4, 1-10.
8. Droussi H., Benchamkha Y., Ouahbi S. et al. (2013) Epidemiology and treatment of paediatric burns in a large children’s hospital in Morocco: Analysis of 394 cases: Épidémiologie et traitement des brûlures pédiatriques dans un grand hôpital pour enfants au Maroc: l’analyse de 394 cas. African Journal of Emergency Medicine, 3 (3), 110-115.