TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Nguyễn Hoàng Bắc1, Phạm Văn Tấn2, Trần Văn Hùng1,, Huỳnh Thị Phương Linh1, Đoàn Ngọc Thùy Trang1, Nguyễn Minh Lan1, Trần Thị Long Phụng1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 1
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trải nghiệm người bệnh (TNNB) tích cực là mục tiêu quan trọng cần đặt ra và đạt được ở mỗi cơ sở y tế (CSYT). Thông tin đầy đủ và chính xác về TNNB giúp các nhà quản lý y tế biết những gì đang xảy ra trong thực hành chăm sóc người bệnh. Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hiện nay, việc nâng cao chất lượng và tạo sự khác biệt với các đối thủ có lợi thế, bệnh viện (BV) nên tăng cường về chất lượng dịch vụ (CLDV) đòi hỏi cần nghiên cứu về TNNB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang điều tra dữ liệu TNNB từ 474 người bệnh nội trú tại 19 Khoa thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 1 (BVĐHYD-CS1). Bộ câu hỏi đánh giá TNNB lấy từ nguồn Sở Y tế TP.HCM với 5 phần sử dụng thang đo Likert 5 điểm. TNNB được chuẩn hóa về 2 mức trải nghiệm tốt và chưa tốt. Phần mềm phân tích Stata 14.0 với mức ý nghĩa thống kê nghiên cứu chọn là α=0,05. Kết quả: Đối tượng tham gia nghiên cứu 57,6% là nữ, gần 67% từ các tỉnh thành khác TP.HCM, trên 75% từ 36 tuổi trở lên, học vấn từ THCS trở lên là 87%, 88,2% có sử dụng BHYT và 70% thăm khám, điều trị lần đầu tiên. Tỉ lệ TNNB tốt tại BVĐHYD-CS1 năm 2022 là 93,9%. Phân tích mô hình đa biến ghi nhận giới tính, học vấn có liên quan đến TNNB (p<0,05). Người bệnh là nam giới có tỉ lệ TNNB tốt cao hơn nữ giới 1,05 lần (KTC 95% 1,001-1,10, p<0,05). Học vấn cao hơn (trung cấp, cao đẳng, đại học) có tỉ lệ TNNB tốt thấp hơn 0,92 lần với học vấn từ tiểu học trở xuống (p=0,019). Kết luận: TNNB tốt của người bệnh nội trú tại BVĐHYD-CS1 chiếm tỉ lệ cao. Cải thiện và nâng cao CLDV trong hoạt động trước nhập viện và xuất viện giúp cải thiện TNNB tại BV, tăng sự tin tưởng và uy tín bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y Tế. Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. Accessed 20/04/2022, https://emohbackup.moh.gov.vn/publish/home?documentId=6422
2. Sở Y tế TPHCM. Kết quả khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020. https://medinet.gov.vn/ quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/ket-qua-khao-sat-trai-nghiem-cua-nguoi-benh-trong-thoi-gian-dieu-tri-noi-tru-ta-cmobile8-37740.aspx
3. Sở Y Tế TPHCM. Sự cần thiết phải khảo sát trải nghiệm của người bệnh thay vì chỉ khảo sát hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện. Accessed 20/04/2022, https://medinet.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/su-can-thiet-phai-khao-sat-trai-nghiem-cua-nguoi-benh-thay-vi-chi-khao-sat-hai-cmobile8-4532.aspx
4. Bao Y, Fan G, Zou D, Wang T, Xue D. Patient experience with outpatient encounters at public hospitals in Shanghai: Examining different aspects of physician services and implications of overcrowding. PLoS One. 2017;12(2):e0171684. doi:10.1371/journal.pone.0171684
5. Doyle C, Lennox L, Bell D. A systematic review of evidence on the links between patient experience and clinical safety and effectiveness. BMJ open. Jan 3 2013;3(1)doi:10.1136/bmjopen-2012-001570
6. Friedel AL, Siegel S, Kirstein CF, et al. Measuring Patient Experience and Patient Satisfaction-How Are We Doing It and Why Does It Matter? A Comparison of European and U.S. American Approaches. Healthcare (Basel, Switzerland). Mar 8 2023; 11(6)doi: 10.3390/ healthcare11060797
7. National Care Experience Programme. National results - National Inpatient Experience Survey. 2022. https://yourexperience.ie/ inpatient/national-results/
8. Van der Veer SN, Arah OA, Visserman E, et al. Exploring the relationships between patient characteristics and their dialysis care experience. Nephrology, dialysis, transplantation : official publication of the European Dialysis and Transplant Association - European Renal Association. Nov 2012;27(11):4188-96. doi:10.1093/ndt/gfs351