ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI VÙNG CẰM BẰNG NẸP VÍT NHỎ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tô Sĩ Chiến1,, Nguyễn Hoàng Nam1, Nguyễn Đức Minh2, Lương Ngọc Diễm Hằng2, Trần Thị Thuý Hằng2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy xương hàm dưới là một trong những gãy xương hàm mặt phổ biến nhất. Chấn thương hàm mặt nói chung và gãy xương hàm dưới nói riêng gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả phẫu thuật điều trị gãy xương hàm dưới bằng nẹp vít nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân gãy đơn thuần xương hàm dưới vùng cằm được chỉ định điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 31,9 ± 10,1 tuổi, nam giới chiếm 75%, nguyên nhân gãy xương hàm dưới chủ yếu là tai nạn giao thông (73,1%) và tai nạn sinh hoạt (13,5%). Về nghề nghiệp, đa phần là lao động chân tay (84,6%). Hầu hết các bệnh nhân có há miệng hạn chế (92,3%), tiếp đến là sai khớp cắn (69,2%), sưng nề tụ máu (67,3%,), đau chói (57,7%) và gián đoạn bờ xương (40,4%). Trong khi, chỉ có 34,6% bệnh nhân có gián đoạn cung răng và 23,1% có tê môi, cằm. Đa số có 1 đến 2 đường gãy trên phim X-quang hàm dưới và không lệch trục, trong đó đa phần gãy có di lệch và chủ yếu là di lệch gần xa và di lệch kết hợp. Đa số bệnh nhân được sử dụng 2 nẹp và thời gian phẫu thuật trung bình là 62,58 ± 30,28 phút. Kết luận: Bệnh nhân gãy xương hàm dưới có triệu chứng đa dạng, trong đó thường gặp là sai khớp cắn, sưng nề, tụ máu, đau chói và gián đoạn bờ xương. Đa số có 1 đến 2 đường gãy trên phim X-quang hàm dưới, trong đó đa phần là gãy có di lệch nhưng không lệch trục xương. Các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ với thời gian trung phẫu thuật trung bình tương đối ngắn và đa số sử dụng 2 nẹp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Huỳnh Kim Khang và Nguyễn Hoàng Linh (2021), "đánh giá kết quả điều trị gãy xương hàm dưới tại bệnh viện đa khoa sài gòn", Tạp chí Y học Việt Nam. 501(1).
2. Nguyễn Tuấn Kiệt (2020), nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x quang và đánh giá kết quả phẫu thuật gãy xương hàm dưới vùng góc hàm bằng nẹp vít nhỏ tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ, năm 2019 - 2020, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
3. Hoàng Minh Phương, Trần Tấn Tài, Nguyễn Hồng Lợi và các cộng sự., "nghiên cứu áp dụng phương pháp champy trong điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới".
4. Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Hồng Hà và Đặng Triệu Hùng (2023), "đặc điểm lâm sàng, phim cắt lớp vi tính của bệnh nhân gãy xương hàm dưới tại bệnh viện hữu nghị việt đức 2018-2023", Tạp chí Y học Việt Nam. 531(2).
5. Kwon G. và M. H. Hohman (2024), "Inferior Alveolar Nerve and Lingual Nerve Injury", StatPearls, Treasure Island (FL).
6. Sarepally G., S. Seethamsetty, T. Karpe và các cộng sự. (2022), "A Comparative Evaluation of 2.0mm Two-Dimensional Miniplates Versus 2.0mm Three-Dimensional Miniplates in