KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TĂNG HUYẾT ÁP

Trần Thanh Huyền1, Phạm Thành Đạt2,
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
2 Bệnh viện E, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên thế giới và tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các yếu tố nguy cơ tim mạch tăng cao trong thời kì mãn kinh của phụ nữ. Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch của phụ nữ mãn kinh kèm theo bệnh lý tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022, 246 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh với chẩn đoán tăng huyết áp tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai được mời vào nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng bộ câu hỏi phỏng vấn về đặc điểm kinh nguyệt của phụ nữ, các yếu tố nguy cơ tim mạch mắc phải và thu thập xét nghiệm sinh hoá của các bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69.3 ± 8.9 tuổi. Tuổi có kinh trung bình, tuổi mãn kinh trung bình lần lượt là 15.1 ± 1.7 và 48.2 ± 4.5. Các triệu chứng tiền mãn kinh lần lượt bao gồm: mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng chiếm 87.4%, đau mỏi khớp chiếm 60%, tăng cân chiếm 69.3%, lo lắng và tự ti chiếm 72.8%, cảm giác hồi hộp trống ngực chiếm 59.8%. Đái tháo đường chiếm tỉ lệ 38.6% và béo phì gặp ở 32.2% (BMI từ 25 trở lên). Tăng LDL >3.4 mmol/l gặp ở 33.7%, Giảm HDL <1.2 mmol/l gặp ở 44.3% và tăng Triglicerid phát hiện ở 57.6% bệnh nhân. Không có bệnh nhân nào sử dụng rượu, thuốc lá và tỉ lệ gia đình mắc bệnh tim mạch là 9%. Tất cả các bệnh nhân đều được làm điện tâm đồ và 23 trường hợp tìm thấy bằng chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ. So sánh nhóm bệnh nhân có kinh nguyệt trước 15 tuổi, nhóm bệnh nhân có kinh nguyệt muộn hơn 15 tuổi có tỉ lệ mắc yếu tố nguy cơ tim mạch cao hơn. Nhóm bệnh nhân mãn kinh trước 44 tuổi có nguy cơ tim mạch cao hơn và theo nghiên cứu của chúng tôi, cứ thêm một năm mãn kinh sớm, yếu tố nguy cơ tim mạch cao hơn 14%. Kết luận: Nghiên cứu này có ý nghĩa cảnh báo một tỉ lệ mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch cao ở phụ nữ mãn kinh đặc biệt là đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Giardina E-G. Heart disease in women. Int J Fertil Womens Med. 2000;45(6):350-357.
2. Bộ Y tế (2015),Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 –2025, tr.44 –67
3. Zαrate A, Saucedo R, Basurto L, Martνnez C. Cardiovascular disease as a current threat of older women. Relation to estrogens. Ginecol Obstet Mex 2007;75:286-92.
4. Rosano GM, Vitale C, Marazzi G, Volterrani M. Menopause and cardiovascular disease: The evidence. Climacteric 2007;10:19-24
5. Kasliwal RR, Kulshreshtha A, Agrawal S, Bansal M, Trehan N. Prevalence of cardiovascular risk factors in Indian patients undergoing coronary artery bypass surgery. J Assoc Physicians India 2006;54:371-5.
6. Atsma F, Bartelink MLEL, Grobbee DE, Van Der Schouw YT. Postmenopausal status and early menopause as independent risk factors for cardiovascular disease: A meta-analysis. Menopause. 2006;13(2):265-279.
7. D’Agostino RB, Vasan RS, Pencina MJ, et al. General cardiovascular risk profile for use in primary care: The Framingham heart study. Circulation. 2008;117(6):743-753.
8. Su HI, Freeman EW. Hormone changes associated with the menopausal transition. Minerva Ginecol. 2009;61(6):483-489.