ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BÀI TIẾT TNF-Α CỦA TẾ BÀO CAR-T KẾT HỢP VỚI KHÁNG THỂ KHÁNG PD-1 IN VITRO

Nguyễn Thị Hiền Hạnh1,2, Bùi Khắc Cường1,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng bài tiết TNF-α của tế bào CAR-T kết hợp với kháng thể kháng PD-1. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm tiến cứu trên 3 dòng tế bào bao gồm: 2 dòng tế bào ung thư CD19(+) (Daudi và Raji) và 1 dòng tế bào CD19(-) (K562). Cả 3 dòng tế bào được đồng nuôi cấy với 4 nhóm PBMC (Peripheral Blood Mononuclear Cell - tế bào đơn nhân máu ngoại vi), kháng thể kháng PD-1 (PD-1 Ab), CAR-T và CAR-T phối hợp với kháng thể kháng PD-1. Nồng độ cytokine TNF-α tại thời điểm 24 giờ và 48 giờ được xác định bằng bộ sinh phẩm TNF-α Human ELISA Kit của hãng Thermo Fisher Scientific. Kết quả: Ở cả hai thời điểm 24 giờ và 48 giờ, nồng độ TNF-α trong dịch nuôi cấy của tế bào CAR-T và CAR-T kết hợp với kháng thể kháng PD-1 khi nuôi cấy với các tế bào ung thư bạch cầu Daudi và Raji có CD19(+) đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ TNF-α trong dịch nuôi cấy của tế bào trên với tế bào PBMC (nhóm chứng) và tế bào CD19(-). Tuy nhiên, không thấy có sự khác biệt về các nồng độ cytokine này ở nhóm điều trị đơn liệu pháp tế bào CAR-T và kết hợp tế bào CAR-T với kháng thể kháng PD-1 (p>0,05). Kết luận: Nồng độ TNF-α tăng lên trong dịch nuôi cấy của tế bào CAR-T và CAR- T kết hợp với PD-1 Ab khi nuôi cấy với các tế bào ung thư. Đặc biệt khi nuôi với tế bào có CD19(+) nồng độ TNF-α tăng cao hơn so với khi nuôi cấy với tế bào CD19(-).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D'Aloia M. M., Zizzari I. G., Sacchetti B., et al. (2018). CAR-T cells: the long and winding road to solid tumors. Cell Death Dis, 9(3): 282.
2. Dai H., Wang Y., Lu X., et al. (2016). Chimeric Antigen Receptors Modified T-Cells for Cancer Therapy. J Natl Cancer Inst, 108(7).
3. Han Y., Liu D., Li L. (2020). PD-1/PD-L1 pathway: current researches in cancer. Am J Cancer Res, 10(3): 727-742.
4. Wang Z., Li N., Feng K., et al. (2021). Phase I study of CAR-T cells with PD-1 and TCR disruption in mesothelin-positive solid tumors. Cell Mol Immunol, 18(9): 2188-2198.
5. Zhou Y., Mu W., Wang C., et al. (2023). Ray of dawn: Anti-PD-1 immunotherapy enhances the chimeric antigen receptor T-cell therapy in Lymphoma patients. BMC Cancer, 23(1): 1019.
6. Boulch M., Cazaux M., Loe-Mie Y., et al. (2021). A cross-talk between CAR T cell subsets and the tumor microenvironment is essential for sustained cytotoxic activity. Sci Immunol, 6(57).
7. Xiao Xinyi, Huang Shengkang, Chen Sifei, et al. (2021). Mechanisms of cytokine release syndrome and neurotoxicity of CAR T-cell therapy and associated prevention and management strategies. Journal of Experimental & Clinical Cancer Research, 40(1): 367.
8. Fischer J. W., Bhattarai N. (2021). CAR-T Cell Therapy: Mechanism, Management, and Mitigation of Inflammatory Toxicities. Front Immunol, 12: 693016.
9. Meiraz A., Garber O. G., Harari S., et al. (2009). Switch from perforin-expressing to perforin-deficient CD8(+) T cells accounts for two distinct types of effector cytotoxic T lymphocytes in vivo. Immunology, 128(1): 69-82.
10. Chen Y., Li R., Shang S., et al. (2021). Therapeutic Potential of TNFα and IL1β Blockade for CRS/ICANS in CAR-T Therapy via Ameliorating Endothelial Activation. Front Immunol, 12: 623610.