TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ

Nguyễn Phi Khanh1, Nguyễn Minh Tú1, Bùi Thị Phương Anh1,2, Hoàng Thị Bạch Yến1,2, Võ Văn Minh Quân, Võ Văn Minh Quân, Hoàng Trần An Phương, Nguyễn Thi Thu Cúc, Nguyễn Thị Thanh Nhàn1,2,
1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
2 Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi đang ngày càng là vấn đề được quan tâm. Tình trạng dinh dưỡng không tốt gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tâm lý của người cao tuổi, tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng theo công cụ MNA và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ ngày 1/10/2022 đến ngày 31/05/2023. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo thang đo MNA - SF, trầm cảm được đánh giá theo thang đo GDS - 30 và xác định tỷ lệ giảm cảm giác thèm ăn bằng thang đo CNAQ. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân cao tuổi theo cộng cụ MNA là 12,8%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng là hút thuốc lá, ăn một mình, bị giảm cảm giác thèm ăn và trầm cảm (p < 0,05). Kết luận: Bệnh nhân cao tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức khá cao, vì vậy cần khuyến khích bệnh nhân thực hiện lối sống lành mạnh như bỏ hút thuốc lá đồng thời tuyên truyền để người nhà, người chăm sóc có các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh như tăng cường các bữa ăn chung với gia đình, phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu của trầm cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Haque MM, Uddin AKMM, Abu Naser M, Khan MZH, Roy SK, Arafat Y. Health and nutritional status of aged people. Chattagram Maa-O-Shishu Hosp Med Coll J. 2014. 13:30–4.
2. Tamang, M. K., Yadav, U. N., Hosseinzadeh, H., Kafle, B., Paudel, G., Khatiwada, S., & Sekaran, V. C. Nutritional assessment and factors associated with malnutrition among the elderly population of Nepal: a cross-sectional study. BMC research notes. 2019. 12(1), 246.
3. United Nations. World population ageing 2017.
4. Hà Thị Huyền Trang, Võ Thị Ngọc Hà. Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, năm 2021. Hội nghị khoa học toàn quốc năm. 2023. P49-2, tr 168.
5. Huỳnh Thị Hồng Nhung, Nguyễn Lê Thanh Trúc và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể lực của người cao tuổi tại tỉnh Trà Vinh. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 523(2).
6. Agarwalla, R., Saikia, A. M., & Baruah, R. Assessment of the nutritional status of the elderly and its correlates. Journal of family & community medicine. 2015. 22(1), 39–43.
7. Ferdous, T., Kabir, Z. N., Wahlin, A., Streatfield, K., & Cederholm, T. The multidimensional background of malnutrition among rural older individuals in Bangladesh--a challenge for the Millennium Development Goal. Public health nutrition.2009.12(12),2270–2278.
8. Wilson, M. M., et al. Appetite assessment: simple appetite questionnaire predicts weight loss in community-dwelling adults and nursing home residents. The American journal of clinical nutrition. 2005. 82(5), 1074–1081.
9. Lardiés-Sánchez, B., Sanz-París, A., Pérez-Nogueras, J., Serrano-Oliver, A., Torres-Anoro, M. E., & Cruz-Jentoft, A. J. Influence of nutritional status in the diagnosis of sarcopenia in nursing home residents. Nutrition. 2017. 41, 51–57.
10. Tôrres, L. H., da Silva, D. D., Neri, A. L., Hilgert, J. B., Hugo, F. N., & Sousa, M. L. Association between underweight and overweight/obesity with oral health among independently living Brazilian elderly. Nutrition.