NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ DINH DƯỠNG LÀ NGUY CƠ GÂY DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố dinh dưỡng là nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội năm 2023. Đối tượng nghiên cứu: 174 trẻ đến khám về vấn đề dậy thì; có 43 trẻ được chẩn đoán bệnh dậy thì sớm tại bệnh viện đa khoa Xanh pôn và 131 trẻ cùng tuổi, cùng giới chưa bị dậy thì là nhóm chứng. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh – chứng để tìm yếu tố nguy cơ. Kết quả: Tuổi chẩn đoán DTS hay gặp nhất là 7-8 tuổi: 62,8%, tuổi trung bình là 7.8 tuổi. Tỷ lệ trẻ nữ bị DTS là 95,4% trẻ nam: 4,6%. Bú mẹ hoàn toàn ít có nguy cơ bị DTS. Trẻ bị thừa cân, béo phì nguy xuất hiện DTS là 0,61 lần. Trẻ sử dụng sữa thường xuyên và các sản phẩm từ sữa, thói quen ăn đồ ngọt truóc khi đi ngủ có nguy cơ dậy thì sớm lần lượt là; 0,66: 0,41: 1,87. Trẻ có sử dụng đồ ăn nhanh có nguy cơ gây dậy thì sớm bằng 0,18 lần trẻ không có thói quen. Nhóm trẻ bị DTS có thừa cân, béo phì lần lượt là; 28,7: 10,8. Kết luận: Chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống có liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ. Khuyến cáo cha, mẹ tích cực ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm để thăm khám giúp ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thừa cân, béo phì, BMI, dậy thì sớm
Tài liệu tham khảo
2. Carel JC, Leger J. 2008. Precocious Puberty. N. Eng J. Med. 358 . 22. 2366-23-77.
3. Liu Y, Yu T, Li X, et al (2021). Prevalence of precocious puberty among chinese children: a school population-based study. Endocrine. 72(2): 573-81
4. Valsamakis G, Arapaki A, Balafoutas D, et al (2021). Diet-Induced Hypothalamic inflammation, Phoenixin, and subsequent precocious Puberty. Nutrients. 13(10); 3460.
5. Nguyễn Phú Đạt (2002), “Nghiên cứu về tuổi dậy thì của trẻ em và một số yếu tố ảnh hưởng ở một số tỉnh Miền Bắc Việt nam”, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. Knific T, Lazarevič M, Žibert J, et al (2022). Final adult height in children with central precocious puberty - a retrospective study[J]. Front Endocrinol (Lausanne). 2(13): 100-4
6. Pinheiro SL, Maciel J, Cavaco D, et al (2023). Precocious and accelerated puberty in children with neurofibromatosis type 1: results from a close follow-up of a cohort of 45 patients. Horm (Athens). 22(1): 79-85.
7. Wenyan. L, Qin.L, Xu D, Yiwen C et al. (2017) Association between Obesity and Puberty timing: A systematic review and Meta –anlysis. Int J Environ Res Public Healthy. 14: 1226
8. Min J.K, Yeon.J.O et al (2018) The usefulness of circulating levels of leptin, kisspeptin, and neurokinin B obese girls with precocious puberty. Gynecological Endo. Vol 34, NO 7, 627- 630
9. Massart F, Saggese G (2010) Oestrogenic mycotoxin exposures and precocious pubertal development. International Journal of Andrology. 33.369-376