GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ TƯƠNG PHẢN ĐỘNG HỌC TRONG PHÂN BIỆT U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI LÀNH TÍNH VÀ ÁC TÍNH

Thùy Trang Nguyễn 1,2,, Văn Giang Bùi 1,2
1 Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh- Bệnhviện K
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) và cộng hưởng từ tương phản động học (DCE) trong phân biệt u tuyến mang tai lành tính và ác tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 39 bệnh nhân u tuyến nước bọt mang tai  với 39 tổn thương (25 lành tính, 14 ác tính) tại bệnh viện K trong thời gian từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Tiến hành đo giá trị mean ADC, phân tích đồ thị ngấm thuốc của từng tổn thương, từ đó xác định giá trị của DWI và DCE trong phân biệt u tuyến mang tai lành tính và ác tính. Kết quả: U tuyến đa hình không có hạn chế khuếch tán trên DWI và bản đồ ADC. Các u ác tính, u Warthin hay u lymphoma thì có hạn chế khuếch tán. Giá trị ngưỡng ADC giữa u tuyến đa hình và tổn thương ung thư  là 1,415 x10-3 mm2/s với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 72% và 98%.Giá trị ngưỡng ADC 0.905x 10-3 mm2/s giữa khối u Warthin và tổn thương ung thư với độ nhạy và đặc hiệu tương ứng là 93% và 99%. Trên DCE, khi tổn thương có dạng đồ thị loại A và D cho thấy tổn thương là lành tính và có sự chồng lấp khi tổn thương có dạng đồ thị loại B và C. Khi kết hợp DWI và DCE cho thấy khả năng phân biệt giữa tổn thương lành tính và tổn thương ác tính cải thiện đáng kể so với việc sử dụng từng phương pháp (p <0.05) Kết luận: Cộng hưởng từ khuếch tán với giá trị ADC kết hợp đồ thị ngấm thuốc trên cộng hưởng từ tương phản động học là một phương pháp hữu ích giúp chẩn đoán phân biệt các khối u thường gặp trong tuyến nước bọt mang tai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zbären P, Nuyens M, Loosli H, Stauffer E. Diagnostic accuracy of fine-needle aspiration cytology and frozen section in primary parotid carcinoma: Diagnoses of Parotid Carcinomas. Cancer. 2004;100(9):1876-1883. doi:10.1002/cncr.20186
2. Som PM, Biller HF. High-Grade Malignancies of the Parotid Gland: Identification with MR Imaging. Radiology 1989;173:823–826.
3. Witt RL. The Significance of the Margin in Parotid Surgery for Pleomorphic Adenoma: The Laryngoscope. 2002;112(12):2141-2154. doi:10.1097/00005537-200212000-00004
4. Som PM, Biller HF. High-grade malignancies of the parotid gland: identification with MR imaging. Radiology. 1989;173(3):823-826. doi:10.1148/radiology.173.3.2813793
5. Freling NJ, Molenaar WM, Vermey A, et al. Malignant parotid tumors: clinical use of MR imaging and histologic correlation. Radiology. 1992;185(3):691-696. doi:10.1148/radiology.185.3.1438746
6. Yabuuchi H, Matsuo Y, Kamitani T, et al. Parotid Gland Tumors: Can Addition of Diffusion-weighted MR Imaging to Dynamic Contrast-enhanced MR Imaging Improve Diagnostic Accuracy in Characterization? Radiology. 2008; 249(3):909-916. doi:10.1148/radiol.2493072045
7. Motoori K, Iida Y, Nagai Y, et al. MR Imaging of Salivary Duct Carcinoma. Published online 2005:6.
8. Eida S, Sumi M, Sakihama N, Takahashi H, Nakamura T. Apparent Diffusion Coefficient Mapping of Salivary Gland Tumors: Prediction of the Benignancy and Malignancy. Am J Neuroradiol. 2007;28(1):116-121.
9. Eida S, Sumi M, Nakamura T. Multiparametric magnetic resonance imaging for the differentiation between benign and malignant salivary gland tumors. J Magn Reson Imaging. 2010;31(3):673-679. doi:10.1002/jmri.22091
10. Habermann CR, Gossrau P, Graessner J, et al. Diffusion-Weighted Echo-Planar MRI: A Valuable Tool for Differentiating Primary Parotid Gland Tumors? RöFo - Fortschritte Auf Dem Geb Röntgenstrahlen Bildgeb Verfahr. 2005;177(07):940-945. doi:10.1055/s-2005-858297