THỰC TRẠNG BIẾN CHỨNG TRONG LỌC MÁU VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CÓ LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

Minh Kỳ Dương 1, Thị Bình Lê 2,
1 Bệnh viện ĐK Cà Mau
2 Trường ĐH Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 384 người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau từ tháng 11/2020 đến 05/2021 trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận lọc máu – Bệnh viện đa khoa Cà Mau bệnh viện đa khoa Cà Mau. Mục tiêu (1) Xác định tỷ lệ biến chứng trong lọc máu và yếu tố liên quan (2) Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Cà Mau. Số liệu thu thập được là bệnh án nghiên cứu về biến chứng của người bệnh trong buổi lọc máu chu kỳ và chăm sóc, tư vấn cho người bệnh. Kết quả: nam cao hơn nữ. Chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 36-59, thấp nhất thuộc nhóm tuổi 18-35. Hầu hết là hộ nghèo chiếm 84,4%, tiếp đến hộ nghèo (10,9%). Hầu hết NB bị bệnh lớn hơn 3 năm chiếm 94,8%, dưới 3 năm chỉ có 5,2%. Có biến chứng tụt huyết áp: chiếm tỷ lệ cao nhất vào giờ thứ 3 (20,8%), tiếp đến giờ thứ 2 (3,9%), giờ 1 không có (0,0%), sau lọc là 2,6%. Cả chu kỳ có biến chứng tụt  huyết áp chiếm 27,3%. Có hỏng FAV trong lọc máu chỉ chiếm 0,3 ở giờ thứ 3 và sau lọc chiếm 6,3%, tính cả chu kỳ  chiếm 6,5%. Tỷ lệ có biến chứng trong buổi lọc máu chu kỳ chiếm 37% và kèm theo các triệu chứng của biến chứng như da ẩm lạnh, vã mồ hôi: vào giờ thứ 3 và sau lọc đồng chiếm 19,5%, chuột rút: tỷ lệ cao nhất vào giờ thứ 3 (20,1%), sau lọc chiếm 6,5%. Buồn nôn, nôn: chỉ có ở giờ thứ 3(15,6%) và sau lọc (1,6%), hoa mắt, chóng mặt: chiếm nhiều ở giờ thứ 3(19,5%) và sau lọc (3,1%), đau bụng, đi ngoài: giờ 1 và 2 đồng chiếm 3,6%, giờ 3 (3,4%), và sau lọc (3,9%)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hằng (2020), Kết quả chăm sóc người bệnh lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên quan tại khoa Thận lọc máu Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường đại học Thăng Long, năm 2020.
2. Đỗ Thị Hiến và CS (2020), Đánh giá sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tang huyết áp được điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Hội nghị KH điều dưỡng bệnh viện 2020, tập 15, 11/2020
3. Trần Thị Thùy Nhi và CS (2017), Nghiên cứu tuân thủ sử dụng thuốc theo thang điểm Mirisky (VMAS – 8) và hiệu quả tư vấn trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Hội Nội tiết và Đái tháo đường miền trung, 17/3/2021. Chuyên đề, đái tháo đường, tạp chí số 46+47
4. Đỗ Lan Phương (2015), “Biến chứng tụt huyết áp trong buổi lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối tại khoa thận nhân tạo – bệnh biện Bạch Mai”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, bệnh viện Bạch Mai, năm 2015
5. Bùi Minh Thông và CS (2018), Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2018. Kỷ yếu Hội nghị khoa học bệnh viện Nội Tiết trung ương mở rộng năm 2019. Tr 349 – 355.
6. Trần Thị Thanh Thảo và CS (2020), Thực trạng kỹ năng giáo tiếp, ứng xử với bệnh nhân của điều dưỡng Khoa Khám bệnh Cán bộ cao cấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2020. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 15, số đặc biệt 11/2020