KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ ARV BẬC 1 Ở TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Trần Minh Tuân1,, Nguyễn An Nghĩa1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Human immunodeficiency virus (HIV) và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immune Deficiency Syndrome – AIDS) đã trở thành một đại dịch toàn cầu với số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng, trong đó có Việt Nam.1 Hiện nay vẫn còn khá ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị HIV ở trẻ em tại Việt Nam. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tỉ lệ đáp ứng điều trị phác đồ ARV bậc 1 tại thời điểm 6 tháng, 12 tháng tại phòng khám ngoại trú HIV của Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Từ 01/2017 đến 12/2021 có 90 trẻ HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung vị là 43 tháng, tập trung ở 1-4 tuổi (58%). Tỉ lệ nam: nữ là 1,1:1. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiếm đa số (68,9%). Đường lây truyền HIV chủ yếu từ mẹ sang con (81,1%), nhóm trẻ được dự phòng lây truyền mẹ con chiếm tỉ lệ thấp (12,3%). Nhóm trẻ ở giai đoạn lâm sàng 3 chiếm tỉ lệ cao nhất (44,4%). Ở thời điểm 6 và 12 tháng sau điều trị ARV bậc 1: tình trạng dinh dưỡng, giai đoạn lâm sàng, giai đoạn miễn dịch đều cải thiện rõ rệt và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu. Kết luận: HIV là tác nhân gây suy giảm miễn dịch ở trẻ em đáng quan tâm tại Việt Nam. Tỉ lệ đáp ứng điều trị ARV chiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên sự tuân thủ điều trị vẫn còn thấp. Do đó cần tăng cường hỗ trợ cho các bệnh nhi HIV/AIDS, khuyến khích tham gia BHYT, thành lập các nhóm hỗ trợ, nhắc nhở nhau tuân thủ điều trị. Đường lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con do đó cần tăng cường can thiệp, dự phòng lây truyền mẹ con, điều trị ARV sớm cho trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marvin S. Reitz, Robert C. Gallo. Human Immunodeficiency Viruses. Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases,. 9th ed. Elsevier, Philadelphia; 2020: 2202-2212:chap 169.
2. Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 (Hà Nội) (2021).
3. Đỗ Thị Nhàn, Vũ Đình Hoà, Đàm Thị Thanh Hương. Đánh giá sử dụng thuốc ARV điều trị bệnh nhi nhiễm HIV tại một số phòng khám ngoại trú HIV/AIDS ở Việt Nam (2013-2015),. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2017;4(20):69-74.
4. Đặng Thị Thanh Tuyền, Đông Thị Hoài Tâm. Kết quả điều trị ARV ở trẻ em dưới 2 tuổi nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1/2010 đến tháng 1/2013. Luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Truyền Nhiễm và các bệnh nhiệt đới. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh; 2016.
5. Đặng Chính, Cao Ngọc Nga. Đặc điểm trẻ em nhiễm HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 9/2005 đến tháng 6/2006. Luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Nhi khoa. Đại học Y dược TP HCM; 2006.
6. Vũ Thiên Ân, Đỗ Châu Việt. Nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em. Phác đồ điều trị Nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 2. Xuất bản lần thứ 5 ed. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh; 2016:940-951.
7. Vũ Thiên Ân, Đỗ Châu Việt. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS ngoại trú ở trẻ em. Hướng dẫn điều trị Nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 2. xuất bản lần thứ 6 ed. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh; 2019:812-821.
8. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, (Hà Nội) (2017).
9. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS (Hà Nội) (2019).
10. Cao Thị Thanh Thuỷ, Ngô Văn Toàn, Phan Thị Ngà. Tình trạng nhiễm HIV và chăm sóc, điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm tại Việt Nam, 2010-2013. Luận án Tiến sỹ Y tế Công cộng. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; 2015.